Loại vắc xin này có thành phần kháng nguyên tương tự ComBe Five đang được dùng trong tiêm chủng mở rộng.
Vắc xin 5 trong 1 mới đã được Tổ chức Y tế thế giới thẩm định. Trước mắt, Việt Nam sẽ được thử nghiệm ở quy mô nh 5 tỉnh, thành thuộc 4 khu vực địa lý (miền Bắc có 2 tỉnh). Sau đó, Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá, triển khai tiêm đại trà vắc xin mới vào khoảng cuối năm 2019.
Theo GS Đức Anh, loại vắc xin chuẩn bị đưa vào sử dụng do công ty cung cấp vắc xin sởi - rubella cho Việt Nam trong dịch sởi năm 2014 sản xuất.
PGS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: HN. |
Vắc xin Combe Five hiện dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng do Ấn Độ sản xuất. Bộ Y tế vẫn triển khai tiêm vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thời gian qua, một số ca tử vong sau tiêm chủng khiến người dân lo lắng. Đây chính là lý do nhiều người đổ xô đưa con đi tiêm dịch vụ, dẫn tới tình trạng khan hiếm vắc xin.
Trước thông tin có địa phương xin tạm dừng tiêm vắc xin ComBE Five, ông Đức Anh phủ nhận và cho hay: “Bộ Y tế đang chỉ đạo các tỉnh, thành tiêm vắc xin ComBE Five theo đúng kế hoạch trên phạm vi toàn quốc”.
Về tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng của vắc xin ComBE Five so với Quinvaxem, ông Đức Anh cho biết sơ bộ tỷ lệ phản ứng sau tiêm thường gặp của ComBE Five nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới.
Chuyên gia khuyến cáo các phụ huynh khi cho con tiêm xong tại cơ sở y tế xã, phường, phải theo dõi 30 phút. Khi về nhà, phụ huynh theo dõi con trong thời gian 24-36 giờ.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú…, cha mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Phụ huynh không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng, nên đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.