Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sai lầm khi tự chữa đau răng khiến người đàn ông suy đa tạng

Người đàn ông ở Hà Nội hôn mê, suy đa tạng nguy kịch vì tự chữa đau răng. Bác sĩ nhiều chuyên khoa mổ cấp cứu ngay tại buồng bệnh để giành giật sự sống.

Hình ảnh ổ áp xe vùng dưới hàm phải của người bệnh. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện Bệnh viện Trung ương Quân đôi 108 trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

Trước đó, ông khởi phát đau răng hàm dưới phải cách đây 20 ngày, tự điều trị giảm đau và kháng sinh tại nhà. Tuy nhiên, bệnh không cải thiện, sau đó sưng đau lan rộng vùng dưới hàm phải. Đến khi khối áp-xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới nhập viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Lộc, khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc, thời điểm nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, tổn thương đa cơ quan: ý thức lơ mơ, huyết áp tụt thấp, vô niệu, kèm theo tình trạng toan chuyển hóa nặng.

Đứng trước tình trạng nguy kịch đến tính mạng, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, sử dụng kháng sinh mạnh, vận mạch liều cao, bù dịch, kháng sinh, lọc máu liên tục.

Trong một giờ sau khi nhập viện, bệnh nhân được phẫu thuật chích rạch ổ áp xe, dẫn lưu ổ mủ vùng hàm mặt phải, kèm theo nhổ răng sâu tại chính buồng bệnh ở khoa do tình trạng nặng, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

tu chua dau rang anh 1

Bác sĩ Vũ Đặng Hải Đăng, bác sĩ Đinh Quang Minh - khoa Phẫu thuật sọ mặt, thực hiện phẫu thuật ngay tại buồng bệnh dưới sự hỗ trợ của khoa Gây mê hồi sức. Ảnh: BVCC.

TS.BS Phạm Đăng Hải, Chủ nhiệm khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, cho biết áp xe vùng hàm mặt có thể tiến triển nhanh chóng thành sốc nhiễm khuẩn, cần phải có can thiệp sớm cả nội khoa và ngoại khoa. Đây là ca bệnh rất nặng, do bệnh nhân tuổi cao, có nhiều bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường type 2).

Bên cạnh đó, người bệnh không được theo dõi, điều trị kịp thời, vào viện khi tình trạng đã rất nặng.

"Nếu không được phẫu thuật giải quyết ổ nhiễm khuẩn, kết hợp các biện pháp hồi sức sớm, hoặc thực hiện phẫu thuật tại phòng mổ như các ca thông thường khác, quá trình vận chuyển không đảm bảo từ khoa phòng xuống phòng mổ, bệnh nhân có thể tử vong", bác sĩ Hải nói.

Đến ngày 31/3, bệnh nhân qua giai đoạn nguy kịch. Sau 3 ngày điều trị, ông đã thoát sốc, cắt được vận mạch, tiếp tục điều trị tại khoa Hồi sức nội khoa và chống độc.

Bác sĩ khuyên người dân không nên chủ quan khi có các dấu hiệu đau răng, sưng nóng vùng hàm mặt, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chuyển tuyến chuyên khoa nếu cần thiết.

Ăn chuẩn ít bệnh

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Sau khi bị con chó nhà nuôi cắn nhưng không tiêm vaccine, 3 tháng sau, người đàn ông xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió.

Sau khi uống rượu sơ ri, 6 người nhập cấp cứu tại Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp nhận và điều trị cho 6 trường hợp nghi ngờ ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp), sau khi nhóm người này sử dụng loại rượu sơ ri mang theo trong chuyến du lịch.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc ở TP.HCM

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm