Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Sau khủng hoảng trần nợ, liệu nhân dân tệ có vượt được đôla?

Cuộc đối đầu trần nợ tại Washington có thể là khoảnh khắc quyết định đối với đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh, giúp đồng tiền này củng cố vị thế lớn hơn.

thoa thuan tran no My anh 1

Khi nước Mỹ dần tiến sát mốc vỡ nợ vào cuối tháng 5, Giám đốc quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva cũng nín thở như bao nhà đầu tư khác.

“Cả thế giới đang dõi theo”, bà Georgieva nói hôm 26/5, sau buổi đánh giá hàng năm của IMF đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính Mỹ. “Chúng tôi xem thị trường trái phiếu Mỹ là chiếc mỏ neo cho hệ thống tài chính toàn cầu, và nó cần phải bám vào thứ vững chãi”.

Theo South China Morning Post, với thỏa thuận nâng trần nợ hôm 28/5, nước Mỹ một lần nữa đã thoát nguy cơ vỡ nợ - điều nếu xảy ra có thể làm suy yếu nghiêm trọng lòng tin của thế giới vào đồng USD và gây khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các nhà phân tích đánh giá cuộc đối đầu trần nợ kéo dài ở Mỹ, cùng với việc nước này liên tiếp tăng lãi suất và đe dọa tách rời về kinh tế, có thể là khoảnh khắc then chốt cho đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

“Sự ổn định tài chính quốc tế có lợi cho Trung Quốc, nhưng liệu điều này có nhất thiết phải do Mỹ lãnh đạo?”, giáo sư Liang Yan, nhà kinh tế học thuộc Đại học Willamette, bang Oregon (Mỹ), đặt câu hỏi. “Một điều đã được chứng minh là Mỹ không phải nhà lãnh đạo hiệu quả trong hệ thống này”.

Cơ hội của đồng nhân dân tệ

Trong 14 tháng qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhiều lần nâng lãi suất, tổng cộng tăng thêm 500 điểm cơ sở, tạo ra “thanh gươm” lơ lửng trên đầu nhiều thị trường mới nổi. Họ đã phải vội vàng củng cố kho dự trữ ngoại hối và nền kinh tế để bám trụ trước cuộc chiến với mức lạm phát cao của Washington.

Trong bối cảnh Trung Quốc hồi phục hậu Covid-19, giới phân tích cho rằng nước này có trong tay một số công cụ có thể làm lung lay trật tự tài chính quốc tế với đồng USD là chủ đạo như hiện nay.

Những công cụ này bao gồm: Đầu tư bằng đồng nhân dân tệ vào các dự án Vành đai, Con đường; thỏa thuận dùng nhân dân tệ với các đối tác thương mại lớn, đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ không phải đồng USD và việc thúc đẩy đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.

Với quy mô lớn thứ hai thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đang thay đổi từ mô hình phụ thuộc xuất khẩu sang mô hình tập trung tiêu dùng trong nước và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng như dầu mỏ, lương thực.

thoa thuan tran no My anh 2

Trung Quốc đứng trước cơ hội nâng cao vị thế của đồng nhân dân tệ trong thị trường tài chính toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Điều này sẽ đi kèm việc Trung Quốc chuyển dịch khỏi cơ chế tài chính lấy đồng USD làm trung tâm. Dưới cơ chế này, Trung Quốc sẽ thu hút đầu tư bằng USD qua các nhà máy phục vụ xuất khẩu, sau đó dùng số USD ấy để đầu tư vào các trái phiếu kho bạc Mỹ sinh lời thấp.

“Trung Quốc tin rằng hệ thống do Mỹ dẫn dắt có những quy tắc đi ngược lại lợi ích của Bắc Kinh”, Sun Yun, giám đốc chương trình Trung Quốc của Viện Stimson - có trụ sở ở Washington, nói. “Vì thế, lợi ích dài hạn của Trung Quốc nằm ở việc làm suy giảm tín nhiệm của Mỹ và thay đổi hệ thống ấy một cách dần dần”.

Nhưng để đạt mục tiêu ấy, không những Bắc Kinh cần vượt qua vị thế vững chắc của đồng USD, họ phải sẵn sàng nới lỏng hệ thống tài chính của mình, Dexter Roberts, giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc thuộc Trung tâm Mansfield thuộc Đại học Montana (Mỹ), nói.

“Khi nào Bắc Kinh làm được điều đó, các quốc gia khác sẽ không sẵn sàng nắm giữ lượng dự trữ nhân dân tệ đáng kể”, ông Roberts đánh giá.

Tiến triển bước đầu

Trong bối cảnh hiện tại, tham vọng đối trọng hệ thống tài chính Mỹ của Trung Quốc có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn hơn.

Giới phân tích cho rằng tâm lý chán chường vì đối đầu trần nợ tái diễn liên tục, cùng thái độ cho rằng Mỹ theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ, sẽ khiến nền tài chính toàn cầu tránh xa đồng USD. Nhưng điều này không diễn ra ngay lập tức hoặc hoàn toàn.

Một số tiến triển của Trung Quốc được thể hiện qua các thỏa thuận thương mại giữa Bắc Kinh và các đối tác đang phát triển. Đây là lĩnh vực mà Bắc Kinh có thể tận dụng lợi thế thương mại của mình để nhanh chóng tăng phạm vi sử dụng cho đồng nhân dân tệ.

8 nước - bao gồm Nga, Brazil, Argentina, Saudi Arabia và Thái Lan - đã chấp nhận đồng nhân dân tệ để thanh toán dầu, khí đốt và nhà máy điện hạt nhân. Đà này sẽ tăng lên nhờ các hiệp định thương mại lớn và vị thế của Trung Quốc trong BRICS - khối bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.

10 năm qua, Bắc Kinh cũng thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài thuộc sáng kiến Vành đai, Con đường, qua đó tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đẩy nhanh dòng nhân dân tệ đến hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, cũng như miền Đông và miền Trung của châu Âu.

“Trung Quốc chắc chắn muốn đa dạng hóa. Điều đó đã và đang được thực hiện”, giáo sư Liang từ Đại học Willamette nói.

Trung Quốc còn có thể tính tới việc tăng tỷ lệ tài sản bằng đồng euro hoặc yen trong các khoản nắm giữ ngoại hối của mình. Đồng thời, trái phiếu lãi suất đấu thầu có thể bù đắp cho trái phiếu kho bạc Mỹ, bà Liang nói thêm.

thoa thuan tran no My anh 3

Dù vị thế của đồng nhân dân tệ gia tăng trong thời gian qua, USD vẫn duy trì vai trò đồng ngoại tệ dự trữ toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Bất chấp nhiều lời chỉ trích về sự thống trị của đồng USD và lo ngại khủng hoảng trần nợ lặp đi lặp lại, Wang Jinbin, Phó hiệu trưởng trường kinh tế Đại học Nhân dân, cho rằng nhà đầu tư quốc tế hiện chưa có lựa chọn khác tốt hơn trái phiếu kho bạc Mỹ.

“Nhu cầu đối với trái phiếu Mỹ sẽ thay đổi cùng với những biến đổi trong địa chính trị, với quy luật kinh tế và thương mại”, ông Wang viết trong một bài đăng trên blog vào tháng 5.

“(Điều đó) cũng phụ thuộc vào việc liệu có xuất hiện các loại trái phiếu chính phủ khác có khả năng thay thế trái phiếu Mỹ một cách hiệu quả trên thị trường tài chính quốc tế hay không”.

Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, sau Nhật Bản. Hồi tháng 3, Bắc Kinh nắm giữ số trái phiếu Mỹ trị giá 869,3 tỷ USD, tăng từ 848,8 tỷ USD trong tháng 2. Trái phiếu chính phủ Mỹ cũng chiếm khoảng 27% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

“Chúng tôi cho rằng trong vài thập kỷ tới sẽ xuất hiện hệ thống tiền tệ đa cực hơn. Nhưng USD khi ấy vẫn là chủ đạo vì những đồng tiền khác sẽ khó đạt được đầy đủ quy mô, độ an toàn và khả năng chuyển đổi như đồng USD”, ông Gabriel Agostini, chuyên gia thuộc Moody, nói hồi cuối tháng 5.

“Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi có thể thay đổi nếu niềm tin vào các thể chế của Mỹ suy giảm, các biện pháp trừng phạt kinh tế và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng”, ông Agostini nói.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Vấn đề tranh cãi nhất trong thỏa thuận trần nợ của Mỹ

Thỏa thuận sắp được đệ trình lên Hạ viện Mỹ vẫn giữ nguyên chi tiêu trong đạo luật khí hậu, nhưng lại xúc tiến một dự án ống dẫn khí đốt gây tranh cãi.

Những chi tiết mới trong thỏa thuận trần nợ Mỹ

Văn bản lập pháp đầy đủ về thỏa thuận trần nợ giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy với Tổng thống Biden dự kiến được các nhà lập pháp Hạ viện bỏ phiếu trong tuần này.

An Bình

Bạn có thể quan tâm