Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Sáu thói quen ăn uống giúp giảm nguy cơ mắc ung thư

Thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, duy trì cân nặng phù hợp và hoạt động thể chất thường xuyên là những cách giúp con người phòng chống nguy cơ bị ung thư.

Nguy cơ ung thư có thể ngăn chặn bằng những thói quen ăn uống nào?

Bệnh viện quận 11 (TP.HCM)

Mọi người hạn chế nguy cơ ung thư hiệu quả thông qua 6 thói quen ăn uống sau đây:

1. Ăn kiêng dựa trên thực vật

Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật không có nghĩa là phải tránh hoàn toàn thịt. Thịt bò, sữa, trứng và các thực phẩm có nguồn gốc động vật khác vẫn có thể là một phần của chế độ ăn uống tổng thể nhưng với số lượng ít hơn. Điều này đồng nghĩa với việc phần lớn đĩa thức ăn của bạn đến từ các nguồn thực vật như nông sản, các loại hạt và các loại đậu.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh tiêu thụ 6 gam chất xơ hòa tan trở lên mỗi ngày làm giảm 62% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú so với những phụ nữ ăn ít hơn 4 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày.

2. Thêm tỏi vào bữa ăn

Ngoài việc, việc mang lại cho món ăn hương vị độc đáo, tỏi còn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư do chứa nhiều hợp chất allicin có đặc tính chống ung thư. Một phân tích năm 2011 trong một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều rau có chứa allicin giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

3. Tăng cường ăn các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh và cải bó xôi là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều hợp chất sulforaphane giúp chống ung thư. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng ăn một số loại rau họ cải cho phép đào thải nhiều hợp chất gây ung thư ra khỏi cơ thể hơn.

Trên thực tế, một phân tích năm 2013 gồm 35 nghiên cứu cho thấy ăn các loại rau họ cải có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.

4. Chọn dầu ô liu làm nguồn chất béo

Dầu ô liu chứa nhiều chất béo tốt, có thể bổ sung vào chế độ ăn uống bằng cách rưới lên rau hoặc trộn salad. Một phân tích lớn về các nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy những người tiêu thụ lượng dầu ô liu cao nhất hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 31% so với những người tiêu thụ ít hơn.

5. Bỏ hoặc giảm uống rượu

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, uống càng ít rượu có thể hạn chế nguy cơ mắc ung thư vú, gan, đại trực tràng, thực quản, dạ dày và miệng.

Bạn có thể giới hạn tổng lượng đồ uống có cồn mà bạn tiêu thụ trong một ngày hoặc ngừng uống rượu hoàn toàn. Nếu có thói quen uống rượu hàng ngày và muốn bắt đầu cắt giảm, bạn nên thử thay thế bằng nước trái cây lên men, cocktail hoặc trà.

6. Hạn chế các loại thịt đã qua chế biến

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ thịt hun khói, thịt đã qua chế biến và bảo quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại thịt đã qua chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích là chất gây ung thư nhóm 1. Điều đó đồng nghĩa với việc có bằng chứng chắc chắn thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư, đặc biệt ung thư ruột và dạ dày.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.


Thực hư đồ nướng khét gây ung thư

Tôi thường nghe nhiều người nói phần khét của thịt nướng có thể gây ung thư nếu ăn phải. Xin hỏi bác sĩ thực hư thông tin này như thế nào?

Độc giả Minh Huyền

Bạn có thể quan tâm