Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau trẻ em, quán cà phê ở Hàn Quốc cấm thêm người già

Thông báo không nhận khách hàng lớn tuổi, quán cà phê ở xứ kim chi gây tranh luận. Trước đó, nhiều cơ sở dịch vụ ở Hàn Quốc cũng không tiếp khách trẻ em.

Quán cà phê Hàn Quốc gây tranh cãi vì không tiếp khách cao tuổi. Ảnh minh họa: tvN.

Ngày 8/5, một diễn đàn tại Hàn Quốc chia sẻ bức ảnh chụp thông báo của một quán cà phê có nội dung: "Khu vực cấm người cao tuổi (khách trên 60 tuổi không được vào)". Bên cạnh dòng chữ là một sticker chào đón những chú chó dẫn đường.

Hình ảnh nhanh chóng thu hút nhiều ý kiến bàn luận. Một số cho rằng hành động này có thể dẫn đến việc nhiều cơ sở khác cũng không đón tiếp khách ở một độ tuổi nhất định, theo Korea Herald.

Một dân mạng chỉ trích: "Tôi không biết tại sao chủ quán cà phê lại quyết định đưa ra thông báo đó, tôi lo rằng bố mẹ mình có thể nhìn thấy khi đi ngang qua".

"Sự xuất hiện liên tục của những 'khu vực cấm' trong xã hội có nghĩa là sự loại trừ giữa các nhóm ngày càng tăng, trong khi những nỗ lực để hiểu nhau lại biến mất", giáo sư xã hội học Lee Min-ah tại Đại học Chung-Ang nhận xét.

Cuối năm 2021, mạng xã hội Hàn Quốc cũng từng lan truyền câu chuyện của một người cao tuổi. Cụ thể, khi tìm địa điểm cắm trại, người này thấy một nơi thông báo không nhận các cặp đôi trên 40 tuổi đặt chỗ trước. Lý do đưa ra là nơi này có bầu không khí phù hợp hơn với những cặp trẻ trung.

khong nhan khach cao tuoi anh 1

Thông báo của quán cà phê được chia sẻ trên mạng. Ảnh: The Qoo.

"Tôi cảm thấy bị phân biệt đối xử chỉ vì tuổi tác của mình", chủ nhân bài đăng viết.

Sau đó, chủ khu cắm trại trong bài viết xác nhận thông tin và nói thêm ngoài khách từ 40 tuổi trở lên, nơi này cũng không nhận nhóm khách có cả nam và nữ, nhóm 5 phụ nữ trở lên hay nhóm chỉ toàn đàn ông.

Trong nỗ lực nâng cao nhận thức của công chúng về những hành động phân biệt đối xử tương tự, nghị sĩ Yong Hye In của đảng Basic Income hôm 5/5 vừa bế cậu con trai 23 tháng tuổi, vừa có bài phát biểu kêu gọi loại bỏ “khu vực cấm trẻ em” tại một số nhà hàng và địa điểm công cộng.

“Chúng ta cần một xã hội không chỉ đề cao tốc độ và năng lực mà còn cả sự chậm chạp và thiếu kinh nghiệm. Để giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp, chúng ta phải thay đổi cái văn hóa cho trẻ em và người già ra rìa", Yong nói.

Trong khi đó, ngày 8/5, hội đồng tỉnh Jeju cho biết sẽ xem xét sắc lệnh không cho phép có "khu vực cấm trẻ em" (no kids zone) vào ngày 11/5 tới. Cụ thể, sắc lệnh đệ trình lên hội đồng cố gắng "khuyến nghị" các doanh nghiệp không ra quy định cấm trẻ em để bảo vệ quyền con người và tạo môi trường cho sự phát triển, trưởng thành lành mạnh của trẻ em.

Chung Ick-joong, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Quyền trẻ em Hàn Quốc, nói rằng cần có sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của người dân. Ông nhận xét bất cứ ai cũng có thể là mục tiêu của sự thù hận, phân biệt đối xử và loại trừ.

“Một người có thể không thoải mái khi ở cùng trẻ em hoặc người già, nhưng ai cũng từng là một đứa trẻ và sẽ thành người già vào một thời điểm nào đó trong đời. Nếu một người hiểu rằng bản thân cũng có thể bị phân biệt đối xử, họ sẽ cẩn thận khi cư xử với người khác", ông Chung nói.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Vì sao tháng 5 là nỗi ám ảnh của nhiều người Hàn Quốc

Là thời điểm diễn ra nhiều ngày lễ, sự kiện cần chi tiền, không ít người độ tuổi 20 ở xứ kim chi gặp áp lực trong việc cân đối chi tiêu.

Mai An

Bạn có thể quan tâm