Quá để tâm người khác nghĩ gì về mình sẽ khiến bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, suy nhược. Ảnh: Shutterstock. |
Chia sẻ với trang The List, nhà tâm lý học Kelly Neff cho rằng việc dành nhiều năng lượng để lo lắng về những điều mà mọi người có thể nghĩ về bạn sẽ tạo ra một không gian "không lành mạnh và căng thẳng" trong tâm trí. Bên cạnh đó, thói quen này cũng sẽ khiến bản thân cảm thấy bất an hơn.
Rõ ràng, chúng ta thường có xu hướng để ý những điều người khác nghĩ về mình. Nhưng theo bà Neff, khi mối quan tâm này đạt đến mức căng thẳng và lo lắng cả ngày, rất nhiều điều có thể xảy ra với suy nghĩ cũng như cơ thể mỗi người.
"Thông thường, mọi người sẽ nghĩ những điều nhất định về bạn, dù bạn có thích hay không. Song, điều quan trọng là chúng ta không có quyền kiểm soát suy nghĩ của họ, bạn chỉ có quyền kiểm soát suy nghĩ của chính mình", bà Neff nói.
Dưới đây là những chia sẻ của bà Neff về lợi ích của việc ngừng quan tâm người khác nghĩ gì về mình.
Cảm thấy hạnh phúc, tự do và tự tin hơn
Theo bà Neff, khi chúng ta ngừng dành không gian quý giá trong tâm trí để lo lắng cách người khác nhìn nhận về bản thân, đồng nghĩa là chúng ta đang tạo không gian cho những điều lớn lao và tích cực hơn.
Dù đó là học cách sống trong hiện tại hay theo đuổi ước mơ tương lai, kết quả vẫn chỉ mang lại niềm vui chứ không phải lo lắng.
"Bạn sẽ ngạc nhiên về cảm giác hạnh phúc và tự do khi dành thời gian làm những điều mình yêu thích, thay vì lo lắng người khác nghĩ mình như thế nào", bà Neff nói.
Cũng theo bà Neff, chúng ta sẽ học cách chấp nhận với thực tế là mọi người chỉ luôn nghĩ những gì họ muốn, bất kể ta làm gì. Chúng ta không bao giờ có thể làm hài lòng mọi người và cũng không nên cố gắng như vậy.
Mặt khác, phạm sai lầm là một phần của con người và việc phán xét bản thân hoặc người khác sẽ không mang lại điều tốt đẹp cho bất kỳ ai. Bà Neff cho rằng nếu học cách suy ngẫm về các giá trị của bản thân, mỗi người có thể trở nên tự tin và vững vàng hơn. Nó như một cách để ngừng lo lắng trước những điều người khác nghĩ về mình. Đồng thời, cũng là phương pháp hiệu quả để học chấp nhận bản thân.
"Khi biết mọi người không quan tâm quá nhiều như bạn nghĩ, bạn sẽ cảm thấy tự do hơn nhiều", bà Neff nhận định.
Quá để tâm người khác nghĩ gì về mình sẽ khiến bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, suy nhược. Ảnh: Shutterstock. |
Cách để ngừng quan tâm những điều người khác nghĩ
Sẽ cần một nỗ lực lớn để bỏ thói quen lo lắng quá nhiều, nhưng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Bà Neff khuyên mọi người bắt đầu bằng cách nói với bản thân rằng "bạn có thể sai kể cả khi mọi người rất quan tâm đến bạn".
Nghĩ theo cách này, chúng ta có thể gặp phải hiệu ứng mà các chuyên gia gọi là "hiệu ứng ánh đèn sân khấu". Việc quá bận tâm với suy nghĩ rằng mọi người đang xem xét kỹ lưỡng lời nói và hành động của mình, giống như ánh đèn sân khấu có thể soi sáng bất kỳ sai sót nào dưới sự chói lóa của nó.
Nếu một giả định không mong muốn xuất hiện trong tâm trí chúng ta, hãy thử thay đổi lời tường thuật thành một câu chuyện tích cực hơn. Mọi người cũng có thể xem xét việc mở rộng kết nối xã hội của bản thân để bao gồm nhiều người có quyền lực hơn trong đó.
Thông thường, một phần của vấn đề nằm ở chỗ chính chúng ta là người chỉ trích bản thân tồi tệ nhất, vì vậy, nên cố gắng tự nhận ra để tránh đánh giá bản thân quá khắt khe vào lần sau.
Hành trình chấp nhận bản thân là một chặng đường dài và điều quan trọng là mọi người phải đối xử tốt với chính mình trong suốt chặng đường đó. Trang The List khuyên mọi người nên tự nhủ rằng những người khác cũng đang trải qua hành trình tương tự.
Ăn chay không còn là đề tài xa lạ với mọi người, ẩm thực về món chay cũng theo đó phát triển lớn mạnh qua thời gian. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Thanh tịnh mâm cỗ Việt do hai tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh và Nguyễn Hồ Tiếu Anh chấp bút.
Thanh tịnh mâm cỗ Việt không chỉ giới thiệu đến độc giả công thức làm 30 món chay của người Việt từ cổ chí kim, mà còn lồng ghép những câu chuyện văn hóa thú vị, cung cấp cho người đọc góc nhìn đa chiều về nền ẩm thực Việt.
Bên cạnh đó, mục đích của hai tác giả cũng muốn đem đến cho thực khách gần xa di sản văn hóa vật chất của một dân tộc, một địa phương mà ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã thấm sâu trong đời sống của người cố đô; đồng thời, đây cũng là một cách báo ân với tiền nhân dòng tộc vì đã để lại cho hậu sinh một di sản văn hóa ẩm thực chay rất giá trị.