Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Shark Bình nói với CEO ống hút cỏ: 'Tôi yêu em từ cái nhìn đầu tiên'

Dù là người chốt deal sớm nhất, Shark Bình vẫn không được start up lựa chọn. Nữ founder ống hút cỏ quyết định đồng hành cùng Shark Liên với 4 tỷ cho 33% cổ phần.

Trong tập 8 chương trình Shark Tank Việt Nam phát sóng tối 11/9, màn gọi vốn của start up Nguyên Võ - founder, CEO của dự án ống hút cỏ Green Joy Straw - nhận được nhiều lời khen của các Shark và sự chú ý từ dân mạng.

Shark Tank anh 1
Nguyên Võ - founder Green Joy Straw nhận được nhiều lời khen của các Shark về ý tưởng ống hút cỏ bảo vệ môi trường.

Nữ founder đến Shark Tank kêu gọi 2 tỷ cho 20% cổ phần.

Sau khi chiếu video về tác hại của ống hút nhựa tới môi trường và chỉ ra ưu điểm của ống hút cỏ, Nguyên Võ cho hay đến nay Green Joy đã cung cấp sản phẩm cho hơn 100 nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam.

Sản phẩm này cũng được xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Sau khi nghe xong số tiền mà Nguyên Võ kêu gọi, Shark Bình lập tức ngắt lời: "Thôi, anh xin em, em không phải nói nữa".

Vị "cá mập" quả quyết: "Anh đầu tư luôn" khiến founder Green Joy bất ngờ.

Shark Bình nói thêm ông sẽ giúp start up xuất khẩu sản phẩm xuyên biên giới và khẳng định: "Anh không hỏi thêm gì nữa. Đây sẽ là deal ngắn nhất ở Shark Tank".

Sau đó, "cá mập" này đề nghị được thêm 5% cổ phần và vui đùa: "Em không phải nghe thêm ai nữa. Anh yêu em từ cái nhìn đầu tiên rồi".

Shark Tank anh 2
Sản phẩm ống hút cỏ được đánh giá là ý tưởng hay nhưng có giá thành hơi cao, gấp 6 lần so với ống hút nhựa.

Shark Liên tỏ ra hứng thú với sản phẩm của Nguyên Võ: "Tôi đánh giá cao ý tưởng của các bạn. Bạn đã biến biến cỏ thành tiền".

Dù thích dự án ngay từ đầu, Shark Dũng cho biết vẫn muốn hỏi thêm nhiều thông tin vì "nếu dễ dãi quá, các start up khác sẽ ảo tưởng".

Trả lời câu hỏi doanh số hiện tại từ Shark Dũng, Nguyên Võ nói: "Sau 8 tháng thành lập, doanh số công ty là 830 triệu. Theo dự tính, tới cuối năm 2019, doanh số là 13 tỷ, tới năm 2020 sẽ là 150 tỷ, năm 2021 là 320 tỷ, năm 2022 là 600 tỷ vì có nhiều hợp đồng lớn từ Mỹ, châu Âu".

Nghe tới đây, "cá mập" này cho rằng Green Joy nên đầu tư hình ảnh sản phẩm kỹ càng, chỉn chu, tinh tế hơn nữa để cạnh tranh với đối thủ.

Điều khiến Shark Dũng lăn tăn là giá thành sản phẩm. Bởi hiện tại, ống hút cỏ Green Joy có giá bán khoảng 630 đồng, gấp 6 lần ống hút nhựa.

Shark Tank anh 3
Lập luận của founder Green Joy nhận được nhiều lời khen của các Shark.

Theo Shark Việt, ý tưởng của Green Joy rất đúng với phong trào sống xanh hiện nay. Tuy nhiên, "cá mập" này không đầu tư vì "thích đi đường vắng người" và "giá thành sản phẩm còn cao".

Shark Hưng cũng không đầu tư vì cho rằng với giá thành này, sản phẩm sẽ khó cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó, 3 "cá mập" còn lại liên tục đưa ra lý lẽ để thuyết phục start up bắt tay với mình.

Shark Dũng nói sẽ đồng ý đầu tư 2 tỷ cho 20% cổ phần với điều kiện Nguyên Võ phải đáp ứng được ít nhất 80% những con số mà cô đưa ra. Điển hình như tới cuối năm 2019, doanh số đạt 13 tỷ trong đó có 45% lợi nhuận. Nếu không đạt được những điều này, Shark Dung sẽ dành 40% cổ phần.

Về phần Shark Liên, bà đồng ý với số vốn kêu gọi của Nguyên Võ. Ngoài ra, nếu có lợi nhuận, Shark Liên sẽ dùng số tiền này để đầu tư tiếp cho các start up về môi trường.

Shark Bình thừa nhận mình bị mang tiếng là "dũng sĩ diệt start up", sẵn sàng nói thẳng, "chém" không thương tiếc nhưng Nguyên Võ là trường hợp đầu tiên khiến ông thay đổi hoàn toàn thái độ.

"Tôi sẽ chính là tri kỷ của em", Shark Bình đứng cạnh nữ founder và quả quyết.

Sau câu nói này, Shark Việt và Shark Hưng trêu đùa rằng Shark Bình nên đầu tư thêm 2 tỷ nữa cho Green Joy.

Shark Tank anh 4
Shark Bình liên tục đưa ra những lập luận với hy vọng founder Green Joy sẽ đồng hành cùng mình.

Trước những lời đề nghị hấp dẫn, nữ founder ngỏ lời muốn cả 3 Shark cùng đồng hành với mình.

"Anh muốn là người chính, các Shark khác có thể theo", Shark Bình nói thẳng.

Tuy vậy, Shark Liên khẳng định bà chỉ đầu tư một mình.

Shark Hưng mở lời: "Nếu em chọn Shark Liên, anh sẽ đồng hành cùng bằng cách đặt trước 2 tỷ giúp em bao tiêu ở thị trường châu Âu".

Trước khi nữ founder đưa ra quyết định của mình, Shark Liên nói thêm bà sẽ ký tấm séc ngay lập tức - điều chưa từng có tiền lệ ở Shark Tank.

Shark Tank anh 5
Shark Liên cho biết bà có thể giúp Green Joy vào được thị trường Đức, sau đó là cả châu Âu.

Sau 2 phút thảo luận, Nguyên Võ cho biết cô rất thích Shark Liên và cảm giác có thể đồng hành lâu dài. Tuy nhiên, "Shark Bình đã đi thẳng vào tim em". 

Nói đến đây, Shark Liên tiếp tục thuyết phục rằng bà đang là chủ tịch của một quỹ môi trường xanh. Hơn thế, bằng mối quan hệ, bà có thể giới thiệu cho Green Joy nhiều khách hàng tiềm năng.

"Tôi sẵn sàng bỏ ra 4 tỷ cho 40% cổ phần để làm một mình và không muốn chung với Shark Bình", Shark Liên quả quyết sau lời đề nghị hợp tác với cả 2 Shark của Nguyên Võ.

Sau lời khuyên cần phải thống nhất giữa các con số đưa ra của Shark Dũng, nữ founder đề nghị Shark Liên 4 tỷ cho 33% cổ phần và nhận được sự đồng ý của Shark Liên.

Cuối màn gọi vốn, Nguyên Võ cho biết cô cảm thấy rất vui khi được đồng hành cùng Shark Liên trong dự án ống hút cỏ và hy vọng sản phẩm có thể lan tỏa ý thức sống xanh đến cộng đồng.

Sau khi chương trình phát sóng, Nguyên Võ và Green Joy nhận được nhiều lời khen của dân mạng. Hầu hết cho rằng cô là số ít start up nhận được sự ủng hộ lớn và khiến các Shark tranh luận gay gắt đến vậy.

Founder chuyển giới đi gọi vốn, Shark Liên đầu tư vì 'tôi thích em'

Khi Lê Tiểu Luân tiết lộ mình là người chuyển giới và sẽ rút khỏi công ty sau gọi vốn thành công, Shark Liên quyết định đầu tư với điều kiện là cô không được rút khỏi dự án.

Trúc Ly

Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Bạn có thể quan tâm