Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Show nhí nở rộ: Khán giả kêu trời!

Hàng loạt chương trình truyền hình thực tế nhí ra đời đòi hỏi sự đầu tư của nhà sản xuất nếu muốn tồn tại.

Yếu tố“nhí” vẫn là lựa chọn hàng đầu của các đơn vị tổ chức chương trình truyền hình để lôi kéo khán giả, mặc cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt cũng như việc thí sinh chất lượng ngày càng khan hiếm.

Đổ xô làm truyền hình thực tế cho nhí

Chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng nhí tại Việt Nam đầu tiên có thể kể đến Đồ Rê Mí, tuy nhiên trào lưu này chỉ bắt đầu nở rộ từ năm 2013 với Giọng hát Việt nhí. Sự thành công ngoài sức tưởng tượng, rating đánh bại hầu hết những cuộc thi dành cho người lớn phát sóng cùng thời điểm tạo nên cú hích lớn, giúp nhà sản xuất dần nhận ra tiềm lực của đối tượng này.

Kể từ đó, nhiều chương trình, cuộc thi dành cho trẻ em liên tục ra đời, khai thác từ tài năng ca hát, nhảy múa đến diễn xuất.

Tuy nhiên, chính điều này cũng dần khiến khán giả “chán ngán”. Những tranh cãi xung quanh áp lực thi cử dễ khiến các em mất đi tuổi thơ, ảo tưởng của người lớn cũng nổ ra khá quyết liệt. Không từ bỏ bất cứ đối tượng nào, các ngôi sao nhí cũng phải đối mặt với những scandal từ khi còn rất nhỏ khiến không ít người lo ngại.

truyen hinh thuc te danh cho tre em,  truyen hinh thuc te nhi,  thu giong The Voice Kids, anh 1
Giọng hát Việt nhí 2013 mở ra trào lưu các chương trình nhắm đến tối tượng thí sinh nhí. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

Tuy nhiên, về phía nhà sản xuất, có lẽ doanh thu vẫn là ưu tiên hàng đầu nên khi các chương trình còn “ăn”, họ vẫn tiếp tục khai thác triệt để với sự ra đời lần lượt của Bước nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí, Người hùng tí hon, Vũ điệu đam mê… Mới nhất có Siêu nhí tranh tài phát sóng trên Truyền hình Vĩnh Long (THVL).

Trong mùa thứ 3 của The Voice Kids, khán giả dễ dàng nhận ra các thí sinh không còn độ “chất” như 2 năm trước đó. Nhiều giọng ca được đào tạo trường lớp hoặc tại các “lò luyện” nên có phong cách và giọng hát na ná nhau.

Sự khan hiếm thí sinh cũng thể hiện rõ khi có đến 3 gương mặt của mùa trước quay trở lại thử sức gồm Tiến Quang, Nhã Thy, Phương Khanh. Với lẽ đó, nhiều ý kiến cho rằng chương trình nên tạm dừng 1 năm để có thể xuất hiện các nhân tố mới. Tuy nhiên,buổi tuyển sinh mùa 4 cũng vừa diễn ra cách đây không lâu.

Tương tự là chương trình Người hùng tí hon cũng vừa công bố thông tin tuyển sinh rộng rãi cho mùa thứ 2 khi mùa 1 vừa kết thúc vài tháng. Chưa dừng lại ở đây, nhiều cuộc thi mới cũng rục rịch ra mắt khán giả trong thời gian tới. Vietnam Idol đi đến mùa thứ 6 và có dấu hiệu mất dần sự quan tâm của người xem, lập tức, phiên bản nhí xuất hiện như một vị cứu tinh để làm nóng lại thương hiệu này.

truyen hinh thuc te danh cho tre em,  truyen hinh thuc te nhi,  thu giong The Voice Kids, anh 2
Thần tượng âm nhạc Việt Nam nhí mùa 1 triển khai song song với mùa 7 của phiên bản người lớn. Ảnh: Facebook

Theo chia sẻ từ đại diện đơn vị sở hữu bản quyền Vietnam Idol là công ty BHD, chương trình nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, thân thiện và chuyên nghiệp dành cho các bạn nhỏ yêu thích ca hát trên cả nước.

Nhiều thông tin cho biết, trong năm nay, đơn vị sản xuất cũng sẽ triển khai X-Factor phiên bản dành cho trẻ em dù phiên bản người lớn mùa đầu tiên cũng không hot là bao.

Trước sự bùng nổ của từ khóa "nhí" trên truyền hình, khán giả chỉ biết “kêu trời”. Từ sân chơi được nhiều người thích thú cũng như đánh giá cao về chất lượng chuyên môn, các chương trình hướng đến đối tượng nhí cũng đứng trước nguy cơ bão hòa. Điều này được thể hiện rõ nhất khi các chương trình có dấu hiệu “trao đổi” thí sinh của nhau. Nhiều gương mặt bị loại khỏi The Voice Kids lập tức xuất hiện ở Người hùng tí hon. Có lẽ khi các sân chơi dồn dập ra đời trong thời gian ngắn, thì đây cũng là hệ quả tất yếu.

Áp lực đổi mới để tồn tại

Thực tế, các chương trình nhí có dấu hiệu giảm độ hot, nhưng vẫn thu hút nhiều sự quan tâm của các gia đình và con em của họ.

Trong 2 buổi tuyển sinh The Voice Kids mùa 4 tại khu vực TP HCM diễn ra vào ngày 12-13/3 vừa qua, số lượng thí sinh đến đăng ký không hề thua kém các cuộc thi dành cho người lớn, với khoảng 800 em tham dự. Nhiều gia đình từ các tỉnh xa xôi không ngại bỏ cả thời gian và công việc hai ngày cuối tuần để đưa con em đi thử sức.

Tuy nhiên, số lượng không đồng nghĩa với chất lượng! Điều này đặt ra áp lực không hề nhỏ với các sân chơi đi sau cần chủ động đổi mới format cũng khai thác được nguồn thí sinh có chất lượng.

Nắm bắt được điều này, Người hùng tí hon chủ động chọn format mới lạ cũng như phát sóng trên kênh THVL (đối tượng khán giả chủ yếu ở khu vực miền Tây). Nếu The Voice Kids dành riêng cho tài năng ca hát, Bước nhảy hoàn vũ nhí là sân chơi nhảy múa, thì cuộc thi này là sự tổng hợp của hai chương trên cùng với bảng thi dành cho tài năng đặc biệt là các bé từ 4-5 tuổi.

truyen hinh thuc te danh cho tre em,  truyen hinh thuc te nhi,  thu giong The Voice Kids, anh 3
Người hùng tí hon tạo được sự khác biệt với bảng dành cho tài năng đặc biệt. Ảnh: Điền Quân

Ông Bửu Điền - chủ tịch HĐQT Công ty Điền Quân là đơn vị sản xuất Người hùng tí hon khẳng định: “Thí sinh tốt luôn là vấn đề đau đầu đối với tất cả các nhà sản xuất chương trình thực tế tìm kiếm tài năng. Chúng ta có thể thấy rõ rất nhiều chương trình tài năng thương hiệu quốc tế mùa đầu thành công vang dội, tới các mùa sau lập tức tuột dốc nếu không nói là đuối. Chúng tôi cũng không thể là ngoại lệ. Tuy nhiên với nguồn thí sinh đăng ký hiện tại rất chất lượng. Chúng tôi hoàn toàn tự tin mùa 2 chắc chắn sẽ còn nhiều hấp dẫn và mới lạ hơn nữa”.

Tương tự, Idol Kids là người đi sau trong việc khai thác chương trình dành riêng trẻ em cũng có thay đổi. Cụ thể, đối tượng tham gia được mở rộng hơn từ độ tuổi tham gia từ  5 – 13 tuổi. Đây được xem như động thái thể hiện sự quyết tâm của ban tổ chức để không đi vào lối mòn, “hưởng ké” những thí sinh của mà các chương trình đi trước để lại.

Ngược lại, nếu chỉ là bản sao, các chương trình rất khó tồn tại, Theo dõi chương trình Siêu nhí tranh tài, khán giả vẫn thấy mấp mé hình ảnh của các cuộc thi trước nên khó có khả năng tạo khác biệt.

truyen hinh thuc te danh cho tre em,  truyen hinh thuc te nhi,  thu giong The Voice Kids, anh 4

Sau khi chiến thắng Gương mặt thân quen nhí 2015 - bé Ben

tiếp tục tham gia Siêu nhí tranh tài. Ảnh: Vietcom

Năm 2016 được dự đoán sẽ xảy ra cuộc cạnh tranh khốc liệt của các sân chơi dành cho đối tượng nhí. Ai thắng, ai thua, chắc chắn sẽ không đơn giản mà còn là cuộc đấu của các nhà sản xuất để có thể tạo được sự khác biệt. Còn với những gia đình có con nhỏ đam mê nghệ thuật, càng nhiều cuộc thi được tổ chức đồng nghĩ với nhiều cơ hội. Tuy nhiên, như bao chương trình truyền hình thực tế khác, mọi thứ cũng chỉ dừng lại ở việc phát hiện, còn để đào tạo còn là một quá trình dài. Trách nhiệm lúc này cũng không còn thuộc về các nhà sản xuất.

Thanh Bùi là một ví dụ điển hình. Anh xuất phát từ một thí sinh cuộc thi Idol của Úc. Nhưng mất đến 15 năm sau mới có thể thành công như hiện tại. Nam nhạc sĩ chia sẻ mọi thứ đều cần thời gian luyện tập, chuẩn bị và tìm ra được giá trị cốt lõi mà mình theo đuổi.

Đó cũng là lý do những ngôi sao nhí vẫn còn cả một con đường dài phía trước. Ngôi vị quán quân ở khía cạnh nào đó, cũng chưa là gì cả!


Phương Giang

Bạn có thể quan tâm