Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Si Ma Cai không còn học sinh bỏ học đi lấy chồng

Theo một số hiệu trưởng nơi đây, họ lo nhất trẻ đến trường với cái bụng không được...ấm.

Vượt gần 100km đường đồi núi ngoằn ngèo từ TP Lào Cai chúng tôi có mặt huyện Si Ma Cai trưa 31/3. Huyện có 13 xã nằm phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai với chủ yếu người Mông sinh sống.

Điểm dừng chân của đoàn là trường PTDT bán trú tiểu học Mản Thẩn. Trường có 6 điểm trường đóng tại các thôn, bản trong huyện. Điểm xa nhất cách trường 6km và có điểm trường chỉ có 4 học sinh. Toàn trường có trên 270 học sinh, đa phần học sinh người Mông.

Bức ảnh bán trú của các bạn lớp 6,7,8 do Lừu Thị Lếnh, lớp 7B Trường PTDT Bán trú THCS Mản Thẩn (xã Mản Thẩn, Simacai, Lào Cai)chụp vào buổi trưa ăn xong phải rửa âu. Hình ảnh bán trú diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Qua bức ảnh này em muốn nói với các bạn rằng các bạn phải giữ gìn vệ sinh bán trú - việc giữ gìn vệ sinh không chỉ ở nơi bán trú mà còn ở khắp mọi nơi mà mình đến.
Bức ảnh bán trú của các bạn lớp 6,7,8 do Lừu Thị Lếnh, lớp 7B trường PTDT Bán trú THCS Mản Thẩn (xã Mản Thẩn, Simacai, Lào Cai) chụp vào buổi trưa ăn xong phải rửa âu. Hình ảnh bán trú diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Qua bức ảnh này em muốn nói với các bạn rằng các bạn phải giữ gìn vệ sinh - việc giữ gìn vệ sinh không chỉ ở nơi bán trú mà còn ở khắp mọi nơi mà mình đến.

Thầy Vũ Ngọc Hải - Hiệu trưởng trường PTDT bán trú tiểu học Mản Thẩn (Si Ma Cai) niềm nở, nhờ được hỗ trợ gạo và một phần chi phí ăn mà học sinh đến trường đều hơn. Còn Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Mản Thẩn Lê Đức Hà cho hay, ba năm gần đây tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần dẫn đầu Si Ma Cai. Đặc biệt, không còn tình trạng học sinh nữ bỏ học xây dựng gia đình sớm.

Từ kinh nghiệm đứng lớp thầy Hải chia sẻ, để thầy hiểu trò nhà trường có tổ chức các diễn đàn "Điều em muốn nói" hoặc "Photo voice - Tiếng nói qua ảnh".... Qua đây thầy cô hiểu một phần tâm tư nguyện vọng của các em.

Và rất nhiều em đưa mong muốn có đủ nước sạch để sinh hoạt hàng ngày. Với nỗ lực của thầy cô và chính quyền sở tại đến nay nước về trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Và để có nguồn nước cho thầy trò sinh hoạt thì mỗi tháng nhà trường phải trả 1 triệu đồng - trong đó các thầy cô đóng góp 50%.

Lừu Thị Lếnh, lớp 7B Trường PTDT Bán trú THCS Mản Thẩn (xã Mản Thẩn, Simacai, Lào Cai):
Lừu Thị Lếnh, lớp 7B trường PTDT Bán trú THCS Mản Thẩn: "Em chụp các bạn đang chơi trò bệp bênh, nhưng là cây gỗ nằm trên đường đi học. Em thấy trò chơi này rất vui vì chơi được nhiều người. Qua bức ảnh này em muốn các bạn biết để chơi vì trò này rất vui. Nếu như ở trường các thầy tổ chức nhiều trò chơi để giải trí và bớt bài học căng thẳng..."

"Trong những năm tới nhà trường sẽ tiếp tục đề xuất với ngành giáo dục Lào Cai và chính quyền sở tại để học sinh ở Mản Thẩn có đủ nước sạch để sinh hoạt" - thầy Hải cam kết.

Trong số hàng trăm câu chuyện qua ảnh được học sinh hai trường PTDT bán trú tiểu học Mản Thẩn và trường PTDT bán trú THCS Mản Thẩn ghi lại nhưng hoạt động vui chơi, lao động... đòi thường khiến những người làm giáo dục phải suy ngẫm.

Dù chất lượng giáo dục theo nhìn nhận của các thầy được nâng lên nhưng chuyện ăn, học, sân chơi... cho học trò người Mông vẫn chất chồng.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169265/si-ma-cai-khong-con-hoc-sinh-bo-hoc-di-lay-chong.html

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm