Độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ:
Bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế, cho biết qua nhiều nghiên cứu, các hiệp hội sản phụ khoa trên thế giới khẳng định độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ là trong khoảng từ 20 đến dưới 35 tuổi. Ở độ tuổi 20-24, phụ nữ dễ thụ thai nhất. Sau đó, khả năng thụ thai giảm dần, ở mốc 35 tuổi trở đi bắt đầu giảm mạnh. |
Phụ nữ lớn tuổi sinh con gặp nguy cơ nào?
Ngoài khó thụ thai, phụ nữ càng lớn tuổi sinh con càng đối diện nguy cơ cao gặp biến chứng trong thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, sẩy thai. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ. |
Tỷ lệ con mắc bệnh Down khi mang thai trên 45 tuổi:
Nghiên cứu cho thấy, người mẹ 25 tuổi có tỷ lệ sinh con mắc bệnh Down chỉ 1/1.250 ca; mẹ 30 tuổi tỷ lệ này là 1/952, trên 35 tuổi 1/378, trên 45 tuổi tỷ lệ 1/30. |
Phụ nữ mang thai muộn có nguy cơ loãng xương cao hơn?
Phụ nữ lớn tuổi sinh con có thể tăng khả năng mắc bệnh loãng xương khi về già. Theo tạp chí Health, phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có nguy cơ bị bệnh này cao gấp đôi so với những người sinh sớm. Do đó, nếu mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ cần chú ý bảo vệ xương. |
Yếu tố tuổi tác và các bệnh tim mạch, tiểu đường có thể gây:
Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi tăng đáng kể nguy cơ sinh non và thai nhi nhẹ cân. Yếu tố tuổi tác và các biến chứng tiêu cực như tiểu đường, bệnh tim mạch, tiền sử bệnh có thể là nguyên nhân gây sinh non. |
Phụ nữ sau độ tuổi nào thường được chỉ định mổ lấy thai?
Theo bác sĩ Mai Xuân Phương, phụ nữ độ tuổi 30 thường được chỉ định mổ lấy thai, nhiều hơn phụ nữ ở tuổi 20. Mổ lấy thai cũng có nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, tổn thương ruột hay bàng quang, phản ứng với thuốc gây tê hoặc thuốc gây mê. |
Trước khi mang thai cần chuẩn bị gì?
Bác sĩ Phương khuyến cáo, chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên đi khám sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa. Phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Trong trường hợp đang có bệnh, cần điều trị dứt điểm. Bạn cũng nên xét nghiệm máu để tìm các bệnh lý về máu như thiếu máu, Thalassemia, bệnh lây truyền qua đường tình dục,... |