Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 1946, cái tết đầu tiên sau khi nước ta giành độc lập, Bác Hồ gửi thư đến thanh niên và nhi đồng toàn quốc. Trong thư, Bác nêu rõ tầm quan trọng của thanh niên đối với đất nước.
|
Đây là lời Bác viết trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Lời gửi gắm này thường được in trên tấm bảng gắn trong các lớp học và được các thế hệ học sinh Việt Nam ghi nhớ. |
Ngày 18/9/1954, tại Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác dặn dò thế hệ trẻ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. |
Trong buổi nói chuyện với cán bộ, học sinh, sinh viên, Bác nói câu trên nhằm dặn dò người trẻ rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. |
Năm 1950, Bác Hồ đến thăm Liên phân đội thanh niên xung phong 312 đang làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù (thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), nằm trên tuyến đường từ thị xã Bắc Kạn đi Cao Bằng. Tại đây, Bác đã làm bài thơ trên nhằm khuyến khích người trẻ kiên cường, bền chí. |
Đây là hai câu mở đầu bài “Nên học sử ta” của Bác Hồ đăng trên báo Việt Nam độc lập ngày 1/2/1942, đồng thời là lời dặn dò của Bác với cả dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay luôn ghi nhớ lời Bác dặn. |
Trong bài nói chuyện tại Lễ khai trương Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955, Bác Hồ nêu rõ, cách sống đúng đắn, có trách nhiệm của thanh niên với đất nước. Sau này, nhạc sĩ Vũ Hoàng đưa câu nói trên vào bài hát "Khát vọng tuổi trẻ" và trở thành phương châm sống của người trẻ Việt Nam. |
Ngày 5/9/1954, trước khi về thủ đô, Bác có bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ. Với câu nói trên, Bác khuyên thế hệ trẻ nói chung luôn hướng về cái tốt, học điều hay, không sa vào thói hư, tật xấu. |
Trong thư gửi thanh niên ngày 12/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ, đồng thời nhắc nhở người trẻ tích cực rèn luyện để làm tốt trách nhiệm đối với Tổ quốc. |
Tháng 9/1962, Bác tham dự Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc. Tại đây, Bác có bài phát biểu, dặn dò thanh niên nước nhà kiên cường vượt khó, sống trách nhiệm, không ham hưởng thụ. Đây chính là nguồn gốc câu khẩu hiệu quen thuộc "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". |