Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sinh viên Anh khủng hoảng, muốn bỏ học vì chi phí sinh hoạt

Theo Guardian, sinh viên Anh đang có nguy cơ trở thành nạn nhân bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Trải nghiệm học tập đại học của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Gần 2/3 (62%) số người trong cuộc khảo sát đã cắt giảm mua sắm thực phẩm để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Guardian.

Theo một cuộc khảo sát của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) với 4.021 sinh viên tại các trường đại học của nước này, một nửa số sinh viên đang phải vật lộn với khó khăn tài chính, 1/4 phải gánh thêm các khoản nợ và 3/10 chấp nhận bỏ qua các bài giảng và hướng dẫn nhằm cắt giảm chi phí.

91% số sinh viên tham gia cuộc khảo sát cho biết họ lo lắng về chi phí sinh hoạt, hơn 3/4 (77%) nhận định cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong khi đó, 45% khẳng định sức khỏe tâm thần của họ xấu đi trong học kỳ mùa thu.

Ứng phó

Giữa những cảnh báo rằng sinh viên có nguy cơ trở thành nạn nhân bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, gần 1/5 số người được khảo sát cho biết họ đã cân nhắc tạm dừng chương trình học của mình cho đến năm sau. Tuy nhiên, chỉ 1% tích cực lên kế hoạch làm điều đó.

Gần 2/3 (62%) đã cắt giảm mua sắm thực phẩm, gần 2/5 (38%) giảm sử dụng gas và điện để giảm chi phí và hơn một nửa (52%) phải dựa vào tiến tiết kiệm để có thể tiếp tục học tập.

Ông Tim Gibbs, thuộc ONS, cho biết sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học đang phải chịu tác động của việc tăng chi phí sinh hoạt. Đối với một số người, điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm giáo dục của họ thông qua việc sinh viên cắt giảm các khía cạnh không bắt buộc trong khóa học để tiết kiệm tiền, đồng thời xem xét các lựa chọn khác như tạm dừng việc học.

4/10 (40%) cho biết họ đang học thêm ở nhà để tiết kiệm chi phí thay vì đến trường và 1/5 (21%) sẵn sàng tham dự các bài giảng từ xa nếu có thể. 29% chọn không tham dự các bài giảng và hướng dẫn không bắt buộc để tiết kiệm chi phí, trong khi 31% tránh các chuyến đi thực tế và hội thảo.

Gần 1/5 (18%) sinh viên cho biết họ đã cân nhắc chuyển về nhà của gia đình và tiếp tục đến trường đại học của họ từ đó, 6% đang có kế hoạch làm như vậy.

Tương tự, 19% sinh viên đã cân nhắc chuyển từ học trên lớp sang học từ xa, nhưng chỉ 2% có kế hoạch làm như vậy. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cũng đang định hình các kế hoạch trong tương lai, hơn 1/3 (34%) sinh viên giờ đây ít có khả năng học tiếp sau khi hoàn thành khóa học.

Trong số 1/4 sinh viên báo cáo mắc nợ mới do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng - bằng cách vay thêm hoặc sử dụng tín dụng bổ sung - 2/3 (66%) cho biết khoản vay sinh viên của họ không đủ để sinh sống.

Khi được hỏi liệu họ có thể xin tiền một thành viên trong gia đình hay không, gần một nửa (48%) nói rằng họ không thể.

chat vat phi sinh hoat anh 1

Trong số 1/4 sinh viên báo cáo mắc nợ mới do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Ảnh: Pexels.

Trường đại học hành động

Nhiều trường đại học đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt nhưng chỉ 16% trong số những người được khảo sát nộp đơn xin học bổng, 7% nộp đơn xin tiền từ quỹ hỗ trợ khó khăn của trường đại học và 5% xin hỗ trợ tài chính khác.

Giáo sư Steve West, Chủ tịch Hội Các trường Đại học tại Anh, Phó hiệu trưởng của UWE Bristol, cho biết sinh viên có nguy cơ trở thành nhóm bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

“Chúng tôi cần chính phủ hợp tác, cung cấp tài trợ khó khăn có mục tiêu để bảo vệ sinh viên ngay bây giờ, trước khi chi phí sinh hoạt quá cao khiến họ không thể tiếp tục học tập. Nếu điều này xảy ra, đó là một tổn thất thê thảm về tài năng cho đất nước, đồng thời làm tiêu tan hy vọng, cơ hội, tiềm năng và sự dịch chuyển xã hội”, giáo sư Steve West cảnh báo.

Theo một báo cáo riêng từ chương trình hỗ trợ sinh viên của Endsleigh (dịch vụ cung cấp hỗ trợ 24/7 cho sinh viên), các cuộc gọi từ sinh viên tìm kiếm hỗ trợ tài chính đã tăng 39%, trong khi các cuộc gọi liên quan đến nhà ở sinh viên tăng 46%. Sự gia tăng số cuộc gọi từ các sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ cho chứng trầm cảm lên đến 70%.

Người phát ngôn của Bộ Giáo dục Anh thông tin chính phủ đang cung cấp 261 triệu bảng, hỗ trợ khó khăn trong năm học 2022-2023 cho những sinh viên có nhu cầu lớn nhất.

“Nhiều trường đại học đang làm rất tốt việc hỗ trợ sinh viên thông qua nhiều chương trình khác nhau. Chúng tôi kêu gọi bất kỳ sinh viên nào lo lắng về hoàn cảnh của mình, hãy trao đổi với trường đại học của họ”, người phát ngôn của Bộ Giáo dục nói.

Mục Giáo dục gửi tới độc giả gợi ý những tác phẩm hay về tuổi trẻ, học đường. Đó có thể là lựa chọn phù hợp cho người yêu sách, thích khám phá cuộc sống học sinh, sinh viên xưa và nay.

Xem thêm: Trang viết thanh xuân

chat vat phi sinh hoat anh 2

Ra trường sớm, lợi thế nhiều, áp lực cũng không kém

Tốt nghiệp sớm có thể mang lại lợi thế cho sinh viên. Tuy nhiên, việc học dồn để ra trường và đi làm toàn thời gian sớm khiến nhiều người áp lực, khủng hoảng.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm