Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên đua nhau làm thêm dịp Tết

Giáp Tết, các bạn trẻ không khó để kiếm được công việc thời vụ phù hợp. Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro nếu thiếu cảnh giác.

Tết là dịp “việc kiếm người” thay vì “người kiếm việc” như những thời điểm khác trong năm. Dịp này, nhiều dịch vụ thương mại nở rộ nên thị trường việc làm sôi động và đa dạng hơn ngày thường.

PG là một trong những nghề nhẹ nhàng được các bạn trẻ hứng thú với mức lương hấp dẫn.

Nhiều lựa chọn

Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tại đây thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm 2 buổi/tuần dành cho người lao động (NLĐ) và sinh viên với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Tại các buổi giao dịch, sinh viên có thể tìm công việc phù hợp và được doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp.

Công việc phổ biến với sinh viên dịp cuối năm là làm PG (nhân viên tiếp thị) theo ca tại các quán ăn, cửa hàng quần áo hoặc bán hàng online và những công việc  như dọn dẹp nhà theo giờ, làm mẫu ảnh, thậm chí là trông nom thú cưng...

Những năm gần đây, nghề PG được coi như nghề mới nổi với mức thu nhập cao và có phần nhàn nhã. Công việc này đòi hỏi những bạn nữ sinh viên cao ráo, gương mặt dễ nhìn và khéo léo. Làm PG được chia theo các ca khác nhau, mỗi ca dao động từ 2-4 tiếng, được tính với mức lương 150.000-250.000 đồng/ca.

Hạnh Ngân (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, gắn bó với nghề PG được 3 năm nay vì khá nhẹ nhàng, thù lao cao so với những công việc bán thời gian khác. Nguyễn Thu Dung (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng cho hay, để có tiền mua vé xe cũng như có thêm tiền chi tiêu trong mấy ngày Tết, đã chọn làm giúp việc nhà theo giờ…

“Đây là những công việc quen thuộc nên mình không ngần ngại khi chọn làm” - Dung cho biết. Theo Dung, ngày thường giá 30.000-40.000 đồng/giờ, nhưng thời điểm Tết được tăng lên gấp nhiều lần. Nếu gặp được gia chủ tốt, còn được thưởng tiền thêm.

Trò chuyện với quản trị viên của page Hội Tìm việc làm thêm cho sinh viên tại Hà Nội, được biết, nhu cầu tìm người làm việc của các cửa hàng, công ty, các hộ gia đình trong dịp Tết tăng gấp đôi so với ngày thường. Vì vậy, sinh viên không khó để tìm được cho mình những công việc thời vụ phù hợp, lương cao. Với những bạn không về quê ăn Tết, có thể dễ dàng kiếm được 500.000-1 triệu đồng/ngày vì đây là thời điểm khan hiếm người làm.

Sinh viên bán cam, làm PG kiếm tiền tiêu Tết

Buôn hoa quả, đóng phim, làm tiếp thị bia, rượu... là những công việc được các bạn trẻ lựa chọn nhằm có thêm thu nhập trong dịp nghỉ Tết.

Cảnh giác với lừa đảo

Trên nhiều tuyến đường, các trụ điện, trên các bảng thông báo hay các trang mạng xã hội có đăng nhiều thông báo tuyển dụng hấp dẫn vào dịp Tết.

Sinh viên sẽ choáng váng bởi những lời mời chào như “việc nhẹ lương cao”, “nhận việc ngay”, “lương trả đúng hẹn sau khi làm xong việc”, “làm ngày 2-3 giờ, uy tín, đảm bảo không mất tiền phí”… Tuy nhiên, vì mất cảnh giác, nên không ít bạn trẻ đã bị sập bẫy khi đi tìm việc.

Vương Thị Hoa (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) cho biết: “Hôm rồi, có thông tin đăng tuyển nhân viên bán sách trên Facebook. Nhận thấy đây là việc làm nhẹ nhàng phù hợp với bản thân nên mình đã đặt cọc 500.000 đồng thông qua trung tâm để chờ việc. Họ hẹn 3 ngày sau quay lại nhận việc. Tuy nhiên, khi đến mới tá hỏa là địa chỉ ảo. Về nhà hỏi mới biết đây là trung tâm lừa đảo”.

“Các bạn sinh viên nên cảnh giác kẻo tiền mất tật mang trước những lời quảng cáo đường mật. Tốt nhất là đến các trung tâm việc làm uy tín, có địa chỉ rõ ràng để tìm công việc phù hợp với bản thân dịp Tết”.

Đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Hồng Nhung (sinh năm 1991) cho biết: “Đi tiệc đương nhiên luôn có màn bia rượu. Mình biết uống đôi chút nên mỗi lần đi cũng đỡ, chứ nhiều bạn khác không uống được mà không biết từ chối khéo đều gục ngã. Những lúc như thế rất dễ xảy ra trường hợp khó kiểm soát vì cả mình và khách đều đã có hơi men”.

Đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, vào dịp cận Tết có nhiều công việc phù hợp với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đây cũng là dịp các trung tâm việc làm ảo “tung chiêu” để dụ sinh viên nộp tiền đặt cọc trước khi đi làm.

'Đừng chỉ trích người trẻ thích lên Sa Pa ngắm tuyết'

Câu chuyện giới trẻ mong ngóng, hy vọng tuyết rơi để được tận mắt chứng kiến vẫn đang là đề tài tranh cãi của cư dân mạng những ngày gần đây.

http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/sinh-vien-dua-nhau-lam-them-dip-tet-964980.tpo

Theo Duyên Trần/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm