Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên lở loét vì bị kiến ba khoang tấn công

Những ngày qua, kiến ba khoang trở thành nỗi lo sợ thường trực của sinh viên. Hàng trăm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM ngứa ngáy, lở loét, viêm da…

Kiến ba khoang hiện trở thành tâm điểm chú ý của hàng chục ngàn sinh viên ở Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM - khu A và khu B (thuộc địa bàn giáp ranh giữa phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương và phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM).

Cánh tay sinh viên Thanh Phúc

Bí kíp an toàn khi học quân sự dành cho sinh viên

Đánh dấu quần áo thật kỹ tránh mất đồ, không mang điện thoại xịn, dùng giày thể thao, dép lê... là một trong những biện pháp giúp bạn an toàn trong kỳ học quân sự.

Theo số liệu tổng kết của Trạm Y tế KTX, riêng trong tháng 9 tại khu B đã có đến 265 ca dính độc tố của kiến ba khoang, trong khi khu A có 130 ca (trên tổng số gần 21.000 sinh viên trọ học tại hai khu này). 

Các ca bệnh này được xác định thuộc dạng viêm da do tiếp xúc côn trùng (kiến ba khoang), với triệu chứng nổi ban đỏ, rát bỏng, ngứa ngáy, lở loét, viêm nhiễm da, có thể dẫn đến hoại tử phần bề mặt da.

Tại khu B, tòa nhà B3, B5 là hai địa điểm có đông sinh viên “dính” đàn kiến ba khoang. Nguyễn Hoàng Thanh Phúc, sinh viên năm 3, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM là một nạn nhân, khắp cánh tay nổi chi chít vết xước, loang lổ vết lở loét da. 

“Em mắc bệnh khoảng tuần nay rồi mà vẫn chưa thấy bớt. Ban đầu khắp vùng tay bị nổi mẩn đỏ, đau rát, rồi sau bị lở da. Mới đầu em còn tưởng bình thường là bị “giời leo” (zona), nhưng sau hỏi ra mới biết là bị bệnh do tiếp xúc côn trùng. Giờ em cũng đang điều trị bằng cách bôi thuốc tím hằng ngày”, Phúc kể.

Phúc nói, phòng mình hiện có 7 sinh viên ở, trong đó ba người mắc bệnh, Phúc bị bệnh do kiến gây ra lần đầu cách đây hai tháng. Tuy nhiên, lần đó chỉ dính trên cổ và bệnh khỏi nhanh. “Cả hai lần em đều thấy kiến ba khoang bu vào người. Ban ngày thỉnh thoảng có thấy kiến bu đậu trong phòng, còn tối đến khi thấy sáng đèn là kiến từ bên ngoài bay vào rất nhiều”, Phúc nói.

BS Nguyễn Thị Trọng, Trạm trưởng Trạm y tế KTX khu B, cho biết, hiện là cao điểm của dịch bệnh viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang, nhiều sinh viên mắc bệnh. 

Không riêng KTX, khu dân cư xung quanh cũng có nhiều trường hợp bệnh do kiến ba khoang gây ra. Bệnh do kiến ba khoang không gây ảnh hưởng lớn và nếu điều trị đúng cách thì sẽ nhanh hết bệnh. 

“Các trường hợp mắc phải, chúng tôi hướng dẫn và điều trị bằng thuốc bôi nếu bị nhẹ. Nặng hơn thì có thể cho thuốc uống, uống kháng sinh histamin”, BS Trọng cho biết.

Thời gian qua, Trạm y tế cùng Sở Y tế, BQL Ký túc xá phun thuốc, phát quang bụi rậm xung quanh. Trưởng nhà các tòa nhà đều nhắc nhở sinh viên dọn dẹp vệ sinh phòng ở, ngủ nghỉ cần giăng màn để tránh bị kiến cắn hoặc vô tình tiếp xúc.

Khi ngủ cần mặc áo, quần dài, giũ sạch màn, khăn lau và quan sát các vật dụng trước khi dùng. Nếu tiếp xúc phải chất độc tiết ra từ kiến, nên nhanh chóng rửa nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý (9O/OO) để trung hòa hoặc giảm bớt yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn, Th.s, BS chuyên khoa da liễu Đỗ Xuân Khoát cho biết.

Kiến ba khoang được các nhà côn trùng học xác định có chứa chất pederin (công thức hóa học C24H43O9N), chứa độc tính gấp 12 – 15 lần rắn hổ, dù kiến chết khô 8 năm vẫn còn độc tố pederin. 

Kiến chỉ bằng hạt thóc, bụng thon nhọn, đen, có một khoang màu đỏ. Kiến thường bay vào nhà, phòng khi có ánh đèn, bám vào tường, giường, màn và cả trên người. Khi tiếp xúc kiến, không nên dùng tay đập hay chà xát, mà phải dùng bao tay, vỉ ruồi, hoặc đặt bẫy nhử nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp độc tố.

Kiến cắn, nhập viện khẩn cấp

Trưa 29/9, Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong (Nghệ An) tiếp nhận anh Vi Đức Chung (35 tuổi, trú tại bản Tám, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong). Toàn thân anh nổi ban đỏ, kèm theo phỏng nước, ngứa ngáy. Từ trưa đến chiều vùng khuỷu chân trái phỏng nước vỡ ra, lây lan rộng. Sau khi được bác sỹ cho truyền dịch, chống viêm kèm theo kháng histamin, anh đã đỡ đau và ngứa. Anh Chung cho biết, trong lúc chặt cây trong vườn bị một đàn kiến làm tổ ở trên cây tấn công.


Lên mạng góp ý cho ký túc xá

Đó là cách mà sinh viên ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM thảo luận sôi nổi trên nhóm “Hội những người ở khu B - ký túc xá ĐH Quốc gia”, thu hút hơn 13.000 thành viên tham gia.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/hai-hung-kien-ba-khoang-tan-cong-sinh-vien-916557.tpo

Theo Ngô Tùng - Cảnh Huệ/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm