Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên Nhật bị chính người hướng dẫn quấy rối khi đi xin việc

Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp chọn tìm các cựu sinh viên để xin hướng dẫn, lời khuyên về việc làm nhưng phải đối mặt tình trạng bị chính những người này lợi dụng, quấy rối.

Theo The Japan Times, tại Nhật Bản, khi sinh viên mới tốt nghiệp muốn bước chân vào một công ty, họ phải liên hệ với các cựu sinh viên đang làm việc tại nơi đó để tìm hiểu về môi trường, xin lời khuyên để tìm được chỗ đứng.

Nơi gặp gỡ trao đổi với các tiền bối này thường là quán bar, nhà hàng.

"Ở chỗ tôi, nhiều người kết hôn với đồng nghiệp lắm. Nếu em không tìm được bạn trai ở chỗ làm, em sẽ bị cho ra rìa thôi" - đó là lời gợi ý có phần khiếm nhã mà một cô nàng 23 tuổi, tốt nghiệp Sophia University nhận được từ tiền bối khi tìm kiếm chỉ dẫn.

quay roi noi cong so anh 1

Khi muốn tìm kiếm công việc, các sinh viên mới ra trường thường tham khảo ý kiến của các cựu sinh viên giàu kinh nghiệm.

Đó không phải tình huống nhạy cảm duy nhất 9X đối mặt trong quá trình tìm việc. Cô cũng có trải nghiệm khó chịu tương tự trong một cuộc họp không chính thức với vị sếp tương lai - người từng nhận cô làm thực tập sinh.

Cô nhớ lại cảm xúc lúc đó và vẫn chưa hết cảm giác nặng nề. Trong các cuộc trò chuyện không chính thức liên quan tới kỳ thi tuyển sinh tại các nhà sản xuất và công ty tài chính lớn, 9X cũng bị hỏi những vấn đề không cần thiết về mối quan hệ, tình trạng hôn nhân.

"Khi đó tôi sợ nếu không trả lời những câu hỏi đó thì sẽ không có cơ hội bước chân vào công ty. Tôi đã rất tuyệt vọng, mong mỏi có một đề nghị nhận mình", 9X bất lực nói.

Ngay cả trang phục cô mặc cũng bị "soi", bởi cả người phỏng vấn nam lẫn nữ. Họ hỏi tại sao cô không mặc váy thay vì quần dài khi đến thi tuyển.

Không chỉ riêng nữ sinh 23 tuổi, nguy cơ quấy rối tình dục đang là một mối lo ngại quá thực tế đối với các sinh viên tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản. Đôi khi chính các cựu sinh viên đại học mà họ quen biết lại dùng những lời hứa hẹn, uy tín để lạm dụng các sinh viên mới ra trường.

Voice Up Japan - một nhóm vận động nhằm cải thiện bình đẳng giới ở nơi làm việc - đã nhận được khoảng 110 khiếu nại từ những người trẻ tuổi đã trải qua sự quấy rối trong quá trình tuyển dụng.

Có người kể họ bị quấy rối ngay tại bàn phỏng vấn. Một người khác ám ảnh vì bị sàm sỡ khi đi gặp riêng người phỏng vấn ở một nhà hàng, đáng sợ nhất là những người có mặt không lên tiếng mà chỉ cười cợt cô.

Voice Up Japan cho hay bị quấy rối khi đi xin việc không chỉ là vấn đề của nữ giới mà ngay cả sinh viên nam cũng gặp. Có người kể anh ta từng bị dụ dỗ quan hệ tình dục để đổi lấy vị trí việc làm.

Chisato Yamashita (sinh viên International Christian University, Tokyo) - thành viên của Voice Up Japan - cho rằng các công ty nên thay đổi nhân viên của mình về tư duy, nguyên tắc, và quan trọng nhất là cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.

quay roi noi cong so anh 2

Nhiều sinh viên mới ra trường, cả nam và nữ, đều đối mặt chuyện bị quấy rối khi đi xin việc.

Theo luật được sửa đổi và có hiệu lực từ tháng 5, lần đầu tiên các công ty được yêu cầu áp dụng các bước tư vấn và đào tạo chống quấy rối tình dục nơi công sở. Họ cũng sẽ được yêu cầu điều tra về các khiếu nại quấy rối, thực hiện biện pháp chống lại kẻ phạm tội và tham khảo ý kiến ​​chính quyền địa phương về các hành động trong tương lai.

Trong số 110 công ty lớn được khảo sát bởi Kyodo News (từ tháng 1 đến tháng 2), có 67,3% cho biết họ đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ ứng viên là sinh viên.

Trong khi đó, 13,6% công ty được khảo sát nói họ đang lên kế hoạch để thiết lập các biện pháp. Số còn lại cho hay họ không có ý định thực hiện các biện pháp này.

Tuy nhiên những thay đổi dành cho đối tượng đang tìm kiếm việc làm vẫn chưa rõ ràng.

Những thay đổi chính mà các công ty đã áp dụng để chống lại sự quấy rối có thể kể đến như yêu cầu các cuộc họp riêng lẻ được tiến hành tại các cơ sở của công ty, cấm uống rượu trong các cuộc gặp gỡ này. Một số công ty đưa ra quy định ứng viên chỉ được phỏng vấn bởi người có cùng giới tính.

Nhiều công ty còn phát sổ tay hướng dẫn chi tiết hành vi phù hợp cho nhân viên được giao nhiệm vụ tuyển dụng, thực hiện đào tạo nội bộ để giải quyết vấn đề quấy rối.

Bộ ảnh vui nhộn của đôi bạn già, quen nhau trong viện dưỡng lão

Bà Sinh lớn hơn bà Dành một tuổi nhưng lúc nào cũng gọi bạn bằng tên thân thiết là Dành Dành. Đáp lại, bà Dành cũng đặt biệt danh cho người bạn già là Sinh "xinh".

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm