Tại ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech), sinh viên ngành Thiết kế đồ họa học thực hành thiết kế qua mỗi học phần và triển lãm sản phẩm trước đông đảo sinh viên trường như một cách để tiến gần hơn với thị hiếu người xem.
Thực hành kích thích cảm hứng sáng tạo, khơi nguồn ý tưởng
Với ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng như thiết kế đồ họa, hoạt động thực hành để nắm vững kiến thức, rèn sự sáng tạo là yếu tố quan trọng để sống với nghề. Học tại ngôi trường có định hướng ứng dụng điển hình, đôi tay và trí óc của sinh viên Hutech luôn được “bận rộn”.
Sinh viên Hutech thực hành thiết kế thường xuyên. |
Ở mỗi học phần, sau những giờ học lý thuyết, sinh viên áp dụng ngay kiến thức bằng hoạt động thực hành kết thúc học phần. Hình thức này giúp sinh viên nắm vững kiến thức hội họa, mỹ thuật, phương pháp thiết kế và là cách phát triển sự sáng tạo qua việc tự do thể hiện chất liệu, cá tính riêng biệt cũng như khả năng tìm tòi của mỗi cá nhân.
Sinh viên tự lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm để kết thúc học phần. |
Như với học phần Cơ sở tạo hình đồ họa, sinh viên tự lên ý tưởng lựa chọn chủ đề xoay quanh thức ăn, trái cây, động vật, những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Từ những ý tưởng này, sinh viên thiết kế trên các phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator hay vẽ tay. Đồng hành cùng sinh viên là các giảng viên dày dạn kinh nghiệm, không chỉ hướng dẫn mà còn là những người truyền cảm hứng để khơi gợi năng lực sáng tạo ở các bạn.
Được tự do sáng tạo, các tác phẩm thể hiện nhiều tính mới trong việc lên ý tưởng và tư duy tạo hình. Cách học này được áp dụng với sinh viên Thiết kế đồ họa Hutech ngay từ năm nhất, là nền móng vững chắc để các bạn tạo nên những sản phẩm mới mẻ, độc đáo trong tương lai.
Triển lãm sản phẩm - cơ hội nắm bắt thị hiếu công chúng
Khi sáng tạo một tác phẩm, sinh viên sẽ được thỏa mãn đam mê của bản thân. Nhưng chừng đó là chưa đủ bởi sản phẩm phải phù hợp thị hiếu người xem, truyền tải được thông điệp. Mỗi sản phẩm hoàn thành, được công chúng đón nhận là niềm tự hào của designer.
Để tiếp cận thị hiếu công chúng, sản phẩm của quá trình thực hành nghiên cứu, sáng tạo thuộc đa số học phần trong chương trình thường được tạo điều kiện trưng bày trước đông đảo sinh viên toàn trường qua hình thức triển lãm mở.
Những “đứa con tinh thần” của sinh viên được triển lãm trong khuôn viên Hutech, tiếp cận nhiều người xem. |
Đây được xem là cách để các designer tương lai tiến gần hơn với thị hiếu người xem, lắng nghe cảm nhận từ khán giả để từ đó tìm ra những giá trị cốt lõi trong tư duy nghệ thuật cộng đồng.
Đặc biệt, khi “đứa con tinh thần” được đón nhận, các bạn sẽ được tiếp thêm lửa nghề, từ đó có nhiều động lực tìm tòi, sáng tạo để cho ra những thiết kế giàu giá trị nghệ thuật.
Lắng nghe cảm nhận từ khán giả, học hỏi từ sản phẩm của bạn bè, sinh viên sẽ có thêm những phát hiện giá trị phục vụ công việc sáng tạo của mình. |
Cùng với hoạt động đưa sản phẩm thiết kế đến đông đảo người xem, một cách nắm bắt xu hướng thiết kế mới của sinh viên Thiết kế đồ họa Hutech là cập nhật từ những chuyên gia hàng đầu, làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
Nổi bật có thể kể đến buổi giao lưu cùng nghệ sĩ Lê Thanh Tùng (Tùng Monkey) - nghệ sĩ VJ (visual jockey - người điều chỉnh hiệu ứng thị giác trong đồ họa) hàng đầu tại Việt Nam, đứng sau hàng loạt màn trình diễn thị giác ấn tượng.
Tìm hiểu về nhu cầu của công chúng, xu hướng thiết kế, công nghệ mới sẽ giúp sinh viên nắm bắt được thị trường hiện tại, dễ dàng thành công với nghề.
Năm 2023, Hutech xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa theo 4 phương thức: Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, xét điểm thi ĐGNL 2023 của ĐHQG TP.HCM, xét tuyển học bạ 3 học kỳ (với điểm trung bình HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên), xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (với điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên).
Đối với các phương thức xét tuyển học bạ, Hutech nhận hồ sơ đến 30/6.