- Tổng số ca mắc mới trong ngày là 160.661, ghi nhận tại 62 tỉnh, thành phố.
- Số trường hợp khỏi bệnh trong ngày là 53.151. Tổng cộng 2.908.365 người đã khỏi Covid-19.
- Số bệnh nhân qua đời là 71 trường hợp. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 87 ca.
- Trong 24 giờ qua, 244.960 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.
Tình hình dịch
Tính từ 16h ngày 9/3 đến 16h ngày 10/3, số ca mắc giảm 3.915 ca so với ngày trước đó với 107.465 ca cộng đồng.
Hà Nội tiếp tục phát hiện lượng người nhiễm nCoV cao nhất cả nước cùng hơn 30.000 trường hợp dương tính chỉ sau 24 giờ. Nghệ An đứng thứ 2 cũng ghi nhận hơn 11.000 ca mắc mới.
Bên cạnh các địa phương ở khu vực phía Bắc, nhiều tỉnh, thành phố ở phía Nam, miền Trung cũng có số ca mắc mới cao (trên 2.000 người) như TP.HCM, Quảng Trị, Quảng Bình,...
Ngày 10/3, Sở Y tế Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bình Định cũng đăng ký bổ sung lần lượt 30.000, 21.182, 6.601 ca.
Theo thống kê của Bộ Y tế, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bắc Ninh (-6.946), Gia Lai (-2.551), Hà Nội (-1.208).
Trái lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm Bình Dương (+1.309), TP.HCM (+1.205), Nghệ An (+845).
10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày qua | |||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế | |||||||||||
Nhãn | Hà Nội | Nghệ An | Bắc Ninh | Bắc Giang | Quảng Ninh | Phú Thọ | Hòa Bình | Vĩnh Phúc | Thanh Hóa | Sơn La | |
Trung bình số F0 trong 7 ngày | ca | 28925 | 16211 | 16111 | 10825 | 9256 | 9240 | 8261 | 5827 | 5459 | 4301 |
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 147.780 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 5.260.495 ca nhiễm, đứng thứ 20/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 53.253 ca nhiễm).
Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 5.252.942, trong đó, 2.905.548 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (560.671), Hà Nội (521.523), Bình Dương (327.930), Bắc Ninh (205.710), Nghệ An (183.206).
Tình hình điều trị, tiêm vaccine
Về tình hình điều trị:
Trong ngày 10/3, Bộ Y tế công bố 53.151 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 2.908.365 người.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.044 ca, trong đó, 3.221 trường hợp thở oxy qua mặt nạ, 432 ca thở oxy dòng cao (HFNC), 98 ca thở máy không xâm lấn, 290 ca thở máy xâm lấn và 3 trường hợp can thiệp ECMO.
Từ 17h30 ngày 9/3 đến 17h30 ngày 10/3 ghi nhận 71 ca tử vong tại Hà Nội (13), Bình Dương (4), Hòa Bình (4), Bình Định (3), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đà Nẵng (3), Hà Nam (3), Hưng Yên (3), Khánh Hòa (3), Lạng Sơn (3), Thanh Hóa (3), Bắc Giang (2), Bình Phước (2), Gia Lai (2), Nam Định (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Ninh (2), Thái Nguyên (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Hậu Giang (1), Lào Cai (1), Quảng Bình (1), Quảng Trị (1).
Về tiêm vaccine:
Trong ngày 9/3, 244.960 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 198.904.850 liều, trong đó:
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.862.922 liều: Mũi 1 là 70.884.517 liều; Mũi 2 là 67.736.215 liều; Mũi 3 là 1.492.598 liều; Mũi bổ sung là 14.365.201 liều; Mũi nhắc lại là 27.384.391 liều.
- Số liều tiêm cho trẻ 12-17 tuổi là 17.041.928 liều: Mũi 1 là 8.746.907 liều; Mũi 2 là 8.295.021 liều.
Liên quan việc Hà Nội vẫn yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng cửa hàng quán trước 21h, PGS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho biết có thể do sau khoảng thời gian này, cơ quan giám sát hoặc lực lượng chức năng khó quản lý việc vi phạm trật tự, tụ tập đông người.
Dù vậy, ông cho rằng nếu xét về yếu tố dịch tễ, việc hàng quán bán hàng sau 21h không làm tăng độc lực của virus SARS-CoV-2 hay khả năng lây nhiễm dịch bệnh. Ngược lại, quy định này có thể khiến người dân tập trung ăn uống vào những khung giờ sớm hơn do đây là nhu cầu thiết yếu, từ đó làm tăng mật độ tiếp xúc và nguy cơ lây nhiễm.
"Việc yêu cầu hàng quán đóng cửa lúc 21h ở Hà Nội ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các chủ cửa hàng và khó đáp ứng nhu cầu chung, do đây là khung giờ quá sớm đối với người dân sống ở thành phố lớn", ông Hùng nói thêm.
Theo chuyên gia, phòng chống dịch phải là công tác thường xuyên cả ngày lẫn đêm chứ không chỉ trước 21h. Địa phương cần cân nhắc các yếu tố để thay đổi quy định. Nếu khó quản lý, chính quyền có thể giao trách nhiệm cho chủ cửa hàng, đồng thời tăng giám sát đột xuất trong khung giờ cao điểm.