Một bệnh nhi đang điều trị bệnh sởi tại Bệnh viên Nhi đồng 1 TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thuận. |
Thông tin trên được bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM chia sẻ tại buổi họp báo cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM, chiều 29/8.
Bà Như cho biết số ca sởi ghi nhận tại thành phố đang tăng nhanh. Cụ thể, ca sởi ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm gần 73,2% và đang có xu hướng dịch chuyển lên nhóm tuổi lớn hơn.
Bệnh nhân từ tỉnh chiếm 55,8% số ca điều trị tại các bệnh viện của TP.HCM. Hiện có 22 quận, huyện có ca bệnh sởi với 16 quận, huyện đã đủ điều kiện công bố dịch.
Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM giải thích tỷ lệ bao phủ vaccine phòng bệnh chưa đạt 95% do gián đoạn nguồn cung ứng, thêm nữa, gần 20% trẻ sống ở TP.HCM nhưng có địa chỉ tỉnh khác, dẫn đến việc trạm y tế không biết để mời tiêm. Điều này làm giảm tỷ lệ bao phủ vaccine trên địa bàn.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch ứng phó dịch bệnh sởi. Theo đó, ngành y tế dự kiến triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dịch bệnh sởi, bao gồm 5 nhóm chính:
Thứ nhất, thành phố sẽ kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, tăng cường phối hợp liên ngành. Đồng thời, địa phương sẽ phát huy tối đa vai trò của mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng và các ban, ngành, đoàn thể liên quan để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, tìm và vận động đưa tất cả trẻ em 1-5 tuổi đi tiêm bổ sung vaccine sởi.
Thứ hai, các cơ sở y tế chủ động tiếp cận cộng đồng để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine phòng sởi. Đợt tiêm này sẽ ưu tiên trẻ em 1-5 tuổi, đang sống trên địa bàn thành phố mà chưa tiêm đủ mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Các em sẽ được tiêm bổ sung một mũi vaccine phòng bệnh sởi - rubella.
Thứ ba, các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện báo cáo ca bệnh theo chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC). Các phòng y tế chỉ đạo sát đến các phòng khám tư nhân trên địa bàn, giám sát chặt chẽ phát hiện ca bệnh sởi tại trường học, các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, các đơn vị cần tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh sởi tại cộng đồng, thông qua mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng. Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thứ tư, ngành y tế đảm bảo các thông điệp, tài liệu truyền thông phòng chống dịch bệnh sởi đến được đối tượng đích.
Thứ năm, cơ quan y tế giám sát ca bệnh trên địa bàn tại bệnh viện, cộng đồng. Đồng thời, cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện các biện pháp chống dịch như: chiến dịch tiêm chủng, xử lý ca bệnh - ổ dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe.
Trong trường hợp hết ca mắc, các đơn vị căn cứ các điều kiện công bố hết dịch tại quận, huyện và thực hiện các thủ tục công bố hết dịch theo quy định.
Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian
Người phải đối diện với trạng thái căng thẳng liên tục sẽ chóng già hơn, cơ thể của họ lão hóa nhanh hơn. Kéo theo đó là nhiều bệnh tật liên quan tới huyết áp, rối loạn chuyển hóa.
Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.