Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sóc có thể tiếp tay cho kẻ giết người

Hành vi gặm và tha xương của những con sóc là một trong những thách thức mà cảnh sát đối mặt trong quá trình điều tra các vụ án mạng.

Sóc là loài động vật có thể gặm nhấm mọi thứ - từ nấm, gạc hươu tới xương người. Tập tính của chúng tạo nên một số thách thức đối với các nhà điều tra án mạng.

Theo nhiều chuyên gia pháp y, chúng có thể để lại những vết cắn sắc như dao trên tử thi, hoặc tha xương người ra khỏi hiện trường vụ án mạng.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học của Trường Y khoa thuộc Đại học Boston tại Mỹ tìm hiểu hành vi gặm nhấm và tha xương của những con sóc trong thành phố Boston. Họ buộc những mẩu xương nai khô trên các cây khắp thành phố và theo dõi chúng trong 8 tuần.

Tiep tay cho toi pham anh 1
Những con sóc thường gặm những đoạn xương dài và đặc như xương đùi hay xương trụ. Ảnh: Journal of Forensic Identification.

Vì xương nằm ở các cành cây nên chuột không thể tiếp cận chúng. Nhóm nghiên cứu đặt những camera đặc biệt để ghi hình hoạt động của sóc. Những camera tự khởi động khi sóc xuất hiện trước ống kính ở cự ly gần.

“Sóc là những động vật hiền lành nhưng rất phàm ăn”, James Pokines, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Kết quả cho thấy sóc gặm 58 trong tổng số 305 xương nai mà nhóm chuyên gia đặt trên các cây.

Hành vi của chúng làm thay đổi đáng kể hình dạng và đặc tính của các xương. Nhóm nghiên cứu nhận thấy phần lớn sóc thích gặm những mẩu xương dài và đặc, như xương đùi và xương trụ. Ngoài ra chúng cũng thích xương gót.

Song điều đáng chú ý là nhiều mẩu xương biến mất do sóc tha chúng tới nơi khác.

Tiep tay cho toi pham anh 2
Với tập tính phàm ăn, sóc có thể trở cản trở quá trình điều tra các vụ án mạng. Ảnh: National Geographic.

Dựa trên phát hiện này, nhóm nghiên cứu nhận định sóc có thể cản trở quá trình thu thập chứng cứ của chuyên gia pháp y bằng cách làm mất một số đặc điểm có thể giúp chuyên gia ước tính độ tuổi, giới tính, chủng tộc của người chết. Chúng cũng có thể khiến các chuyên gia không thể phát hiện những thay đổi của xương do tác động của ngoại lực. Chẳng hạn, nếu một con sóc cắn vào xương, nhà điều tra sẽ khó mà biết vết cắt trên xương do răng hay dao gây nên.

Ngoài ra, nếu một vết răng của sóc xuất hiện trên hộp sọ, rất có thể nhà điều tra sẽ nhầm tưởng đó là dấu hiệu cho thấy nạn nhân chết vì ngoại lực mạnh. Nếu họ tin vào giả thuyết ấy, rất có thể cuộc điều tra sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn hoặc rơi vào thế bế tắc.

Ruồi lằn có thể khiến cảnh sát xác định nhầm kẻ giết người

Nếu ruồi lằn ăn tinh dịch của một người vô tội rồi bay tới hiện trường vụ án mạng, cảnh sát có thể xác định nhầm kẻ gây án.

Quân Vũ

Bạn có thể quan tâm