Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Soi’ từ nước đá đến heo quay: Độc và bẩn

Vì sức khỏe người tiêu dùng, các trung tâm y tế dự phòng sẽ tổ chức lấy mẫu 10 nhóm thực phẩm thiết yếu sản xuất và kinh doanh trên địa bàn TP để kiểm tra, xét nghiệm.

Nước giải khát có ga (loại có màu) thường được sử dụng phẩm màu tổng hợp và đường hóa học.

“Từ tháng 6 đến tháng 10-2015, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP HCM đề nghị các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện TP HCM tổ chức lấy mẫu 10 nhóm thực phẩm thiết yếu nhưng có nguy cơ gây ngộ độc cao được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn để xét nghiệm. Từ đó, kịp thời ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP HCM, cho biết. Trong ảnh: Nước giải khát có ga (loại có màu) thường được sử dụng phẩm màu tổng hợp và đường hóa học.

Nước đá bẩn dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

10 nhóm thực phẩm phải xét nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm bao gồm: Thịt heo quay; nước đá; bún tươi (hoặc bánh phở, bánh canh); sản phẩm thịt chế biến (jambon, giò thủ, chả lụa, bò viên, cá viên…); nước uống đóng chai; dầu, mỡ đang chiên, rán ở các cơ sở chế biến thực phẩm; nước giải khát có ga (loại có màu); rượu sản xuất thủ công; bánh tráng bò bía; sa tế.  Trong ảnh: Nước đá bẩn dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Khu vực sản xuất nước uống đóng chai của một cơ sở vô cùng nhếch nhác, dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Khu vực sản xuất nước uống đóng chai của một cơ sở vô cùng nhếch nhác, dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chẳng những sản xuất bún tươi trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, có cơ sở còn “tẩm” tinopal để bún có màu sáng bắt mắt.

Chẳng những sản xuất bún tươi trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, có cơ sở còn “tẩm” tinopal để bún có màu sáng bắt mắt.

Giò thủ, chả lụa dể “dính” hàn the và các chất bảo quản.

Các sản phẩm sẽ được xét nghiệm chỉ tiêu E.coli, Coliforms, Pseudomonas aeruginosa, Natri Benzoate, Kali Sorbate, hàn the, đường hóa học Cyclamete, phẩm màu vô cơ… Đây là những chất độc gây hại, có nguy cơ gây ung thư, gây độc tính trên gen, độc tính thần kinh, TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho biết. Trong ảnh: Giò thủ, chả lụa dể “dính” hàn the và các chất bảo quản.

Rượu sản xuất thủ công sẽ được kiểm định chỉ tiêu Methanol.

Rượu sản xuất thủ công sẽ được kiểm định chỉ tiêu Methanol.

Sa tế thường được “tẩm” chất cấm Rhodamine để có màu đỏ đẹp mắt.

Dầu, mỡ đang chiên, rán ở các cơ sở chế biến thực phẩm sẽ được “soi” chỉ tiêu độ ôi khét. 

Heo quay bắt mắt nhờ… phẩm màu.

Sa tế thường được “tẩm” chất cấm Rhodamine để có màu đỏ đẹp mắt. 

Heo quay bắt mắt nhờ… phẩm màu.

Heo quay bắt mắt nhờ… phẩm màu.

http://phapluattp.vn/suc-khoe/soi-tu-nuoc-da-den-heo-quay-doc-va-ban-561206.html

Theo Trần Ngọc/Báo Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm