Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Son môi đã 'tấn công' phái đẹp như thế nào?

Từng bị tẩy chay vì cho là dấu hiệu của tội lỗi, cây son đỏ đã dần lấy lại vị thế của mình trong lòng phái đẹp.

Son môi đã 'tấn công' phái đẹp như thế nào?

Từng bị tẩy chay vì cho là dấu hiệu của tội lỗi, cây son đỏ đã dần lấy lại vị thế của mình trong lòng phái đẹp.

Son môi đỏ và những bước tiến xa hơn

Tại Mỹ, son môi đỏ đã dần đi sâu vào đời sống của phái đẹp. Nắm bắt xu hướng này, loại son mang tính thương mại đầu tiên đã được nhà Guerlain cho ra đời vào năm 1884, được gói trong những mảnh giấy lụa. Các nhà kinh doanh cũng đã cho đăng mẩu quảng cáo đầu tiên trên Sears Roebuck Catalog vào những năm 1890 và thu được những phản hồi tích cực.

Tuy nhiên mãi cho đến 1903, tại Hội chợ thế giới, các sản phẩm son môi đỏ mới được bày bán rầm rộ khiến sản phẩm này trở thành cơn sốt gây xôn xao dư luận trong nữ giới. Đây được xem là một sự kiện quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mạnh mẽ và thu hút nữ giới của son môi đỏ. Nhưng cho đến tận thời điểm này, son đỏ vẫn chưa thực sự có bứt phá về chất liệu cấu tạo, nguyên liệu chủ yếu vẫn là mỡ động vật, chiết xuất từ côn trùng màu cánh kiến...

“Sự nghiệp” tấn công phái đẹp của son môi vẫn cứ đều đặn cho đến những năm đầu tiên của thế kỉ XIX. Một sự bứt phá mới đã được hình thành tại giai đoạn này, son môi đỏ được đa dạng hơn nhờ các nguyên liệu tự nhiên, dầu ôliu và sắp ong khiến nó lại trở nên phổ biến hơn, được chấp nhận rộng hơn và dường như luôn “có mặt” trên những chiếc bàn trang điểm của các quý cô. Elizabeth Arden và Estee Lauder bắt đầu bán các sản phẩm son môi. Cùng với sự phát triển của Mỹ, son môi đỏ cũng đã tạo được một vị thế ổn định trong công nghệ phim ảnh và các diễn viên nữ đã bắt đầu biết tận dụng lợi thế của đôi môi với màu đỏ quyến rũ.

Nhưng cũng từ đây đã tạo ra một làn sóng dư luận cho việc dùng son môi. Các phụ nữ trẻ cho rằng đây là thước đo sự quyến rũ và thời thượng của phái đẹp, ngược lại, những người lớn tuổi lại cho rằng đây là thứ khiến người sử dụng trở nên nổi loạn hơn.

Kiểu dáng và màu son môi mới ra đời

Ống đựng son được cải tiến cùng với việc chất lượng son cũng được nâng cao hơn.
Nữ diễn viên Clara Bow với màu son đỏ ấn tượng đang được thịnh hành trong giới nghệ sĩ. Các ngôi sao khi đó thường sử dụng gam màu này để trông gương mặt mình được rạng rỡ và trẻ trung hơn.
1930 có thể được xem là giai đoạn vàng son của công nghệ. Những chiếc son môi đỏ thắm dần được quảng cáo rầm rộ và đem về những con số doanh thu đáng kể. Đồng thời đây cũng là thời điểm các yếu tố chống nắng để bảo vệ da môi cũng bắt đầu được chú trọng hơn.
Vào 1940 do ảnh hưởng của chiến tranh, sự xuất hiện của son môi cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên các thương hiệu lớn như Maybelline, Revlon, and CoverGirl vẫn tạo ra những chiến dịch tiếp thị đến các phụ nữ từ độ tuổi 16. Cho đến cuối những năm 1940, hầu hết chị em đều chuộng và sử dụng son môi đỏ.

Vào năm 1915, khi mọi phụ nữ đều thấy bất tiện bởi màu sơn đỏ loãng đựng trong những chiếc lọ quá cồng kềnh hoặc gói vào những mẫu giấy lụa, Maurice Levy đã phát minh ra những chiếc ống kim loại để tăng tính tiện lợi hơn cho người sử dụng. Cho đến năm 1923, công nghệ được thực sự cải tiến, chiếc son môi đỏ đựng trong ống kim loại đã có thể xoay chuyển với những kiểu dáng hiện đại hơn. Sự ra đời của các thỏi son này cũng là một cơ hội thuận lợi cho các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như Chanel, Guerlain, Elizabeth Arden, Helena Rubenstein cạnh tranh tung ra sản phẩm mới dành cho đôi môi.

Đến 1950, thỏi son môi màu đỏ nhỏ nhắn đã trở thành hình ảnh quen thuộc của các quý cô khi đó. Việc một phụ nữ bước ra đường với đôi môi nhợt nhạt cũng có thể được xem là sự thiếu sành điệu, lỗi thời.

Năm 1930, Elizabeth Arden bắt đầu cho ra mắt các tông màu khác nhau ngoài màu đỏ truyền thống. Những năm 1940, kỹ sư sinh hóa Hazel Bishop phát minh ra son lâu trôi. Sau này bà thành lập Hazel Bishop Inc.

Thêm một sự chuyển mình mạnh mẽ cho lịch sử son môi đỏ chính là giai đoạn 1960 – 1970. Khi mọi người vẫn đang đam mê màu đỏ thắm quyến rũ thì các nhà chế tạo đã cho ra đời các mẫu son với màu sắc đa dạng hơn như be, trắng, đen và tím…Sự đa dạng trong màu sắc chính là một bước đột phá mới mẻ cho thị trường son môi khi đó. Những năm 1980 bắt đầu thịnh hành loại son khi thoa lên môi sẽ đổi màu tùy theo phản ứng với da và theo độ PH của từng người.

Vào năm 1980, màu son đỏ rực đã một lần nữa “dậy sóng” thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các ngôi sao lớn như Madonna…
Khi bước vào thập niên 90, màu sắc của thỏi son được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu thời trang ngày một cao hơn. Tiêu biểu là màu nâu và màu mận, hai màu tiên phong cho sự sang trọng hiếm có. Drew Barrymore là một trong những tín đồ của hai màu này.

 

Chất tạo màu được sử dụng trong hầu hết các loại màu từ nâu tới đỏ. Titanium oxide được thêm vào để tạo độ sáng và các acid béo có tác dụng ngăn son không bị chảy nhão. Son màu nude chứa nhiều dầu dưỡng ẩm hơn và ít chất tạo màu hơn. Sau một thời gian, công nghệ chế tạo son môi được cải thiện hơn. Người ta đã biết cho vào nhiều hợp chất tốt cho đôi môi như chất dưỡng ẩm, vitamin E, nha đam, amino acid, chất chống nắng... Nhưng dù có được cải thiện như thế nào thì mỹ phẩm vẫn luôn bị giới truyền thông cho rằng đây là những sản phẩm độc hại từ chất chì, không nên sử dụng quá nhiều cho da.

Cho đến thời điểm này, son môi đỏ đã trở nên quá quen thuộc và không thể thiếu đối với phái đẹp. Bất chấp tác hại của son môi như truyền thông vẫn cảnh báo, các ngôi sao ngày nay vẫn sử dụng và tỏa sáng trên các thảm đỏ. Một số ngôi sao khi bước lên sàn diễn, họ phải tranh thủ tô đôi môi thật đậm để tỏa sáng hoặc đôi khi để thay thế chữ kí dành cho fans hâm mộ.

Gwen Stefani với mái tóc tẩy trắng và màu son đỏ quyến rũ xuất hiện trước công chúng đầy tự tin vào năm 2003.
Lady Gaga luôn là tín đồ của những chữ kí son môi màu đỏ vì cô cho rằng nó giúp mọi người nhớ đến cô lâu hơn.
Taylor Swift xuất hiện khá ngọt ngào trong album Red với đôi môi gợi cảm màu đỏ thẫm. Không chỉ trong album mà khi xuất hiện bên ngoài cô vẫn luôn chọn màu son đỏ chói. Đây là một nét tính cách khá độc đáo của cô ca sĩ này.
Hồ Ngọc Hà với làn da trắng nõn và thân hình chuẩn luôn giúp cô tự tin khi lựa chọn màu son môi đỏ trong các buổi họp báo.
Ngọc nữ Tăng Thanh Hà duyên dáng với đôi môi căng mọng màu đỏ tươi.
Dù màu son đỏ giúp người phụ nữ trông quyến rũ hơn nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể phối hợp với những trang phục không phù hợp. Ngọc Quyên trông có vẻ già đi nhiều so với độ tuổi của cô khi lựa chọn màu son và trang phục “lệch pha”.

 

Thu Phong

Theo Infonet

 

Thu Phong

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm