Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sống lại với Tam Quốc, Thủy Hử...

Những ghi chép của nhà biên kịch Thiên Phúc trong chuyến thăm quan phim trường của Trung Quốc, chuẩn bị cho dự án phim "Thái tổ Lý Công Uẩn"

Phim trường ký sự

Sống lại với Tam Quốc, Thủy Hử...

Sống lại với Tam Quốc, Thủy Hử...
Phim trường Vô Tích (Ảnh Song Moc"s Blog)

Những ghi chép của nhà biên kịch Thiên Phúc trong chuyến thăm quan phim trường của Trung Quốc, chuẩn bị cho dự án phim "Thái tổ Lý Công Uẩn"

Đoàn các bộ đi khảo sát Trung Quốc (TQ) của Hãng phim truyện Việt Nam (HPTVN) có 14 người, do đạo diễn, NSƯT Lê Đức Tiến, Giám đốc hãng làm trưởng đoàn. Giờ cuối, do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ bận công việc không đi cùng được, đoàn còn lại 13 người. Con số 13 gây cảm giác gờn gợn. Lại khởi hành ngày 17 (Dương) tức mồng 7 (Âm). Các cụ đã nói: chớ đi ngày 7. Liệu rủi hay may?

Ra sân bay gặp ngay sự cố: Lưu Trọng Ninh bị giữ lại, không cho xuất cảnh. Nguyên do là Ninh "râu" mấy hộ chiếu cũ, báo cho hải quan, nhưng khi làm hộ chiếu mới thì không thông báo lại. Hải quan nghi ngờ Ninh "râu" bán hộ chiếu(!). Trưởng đoàn Lê Đức Tiến phải trực tiếp đứng ra bảo lãnh. Cũng không ổn. Phải gọi điện nhờ vả khắp nơi. Cuối cùng chỉ khi có lệnh của Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Ninh "râu" mới được phép bay.

Bay đến Thượng Hải khoảng 6 giờ chiều. Ga hàng không Thượng Hải thật đồ sộ và hoành tráng, nằm cách trung tâm thành phố 60km. Ông Chu Giác, Trưởng ban đối ngoại của Tập đoàn Thượng Hải và cô thư ký Vương xinh đẹp ra tận sân bay đón đoàn.

Sáng thứ 3 của cuộc hành trình, chúng tôi đi khảo sát phim trường Vô Tích (thuộc tỉnh Giang Tô). Bão đã tan, nhưng mưa vẫn còn lắc rắc. Những chiếc xe chạy trên đường cao tốc, bánh xe cuốn theo hơi nước, tạo thành làn bụi trắng xóa phía sau.

Từ Thượng Hải đến thành phố Vô Tích chỉ mất hơn 2 giờ chạy xe ô tô. Vô Tích có Thái Hồ, một trong 4 hồ đẹp nhất TQ. Thành phố xinh đẹp, rất nhiều cây xanh, đang tận dụng Thái Hồ và phim trường Vô Tích để biến thành điểm du lịch hấp dẫn.

Phim trường Vô Tích nằm ngay cạnh Thái Hồ, vốn trước đây là nhà khách của Đài Truyền hình Trung ương TQ (CCTV). Năm 1989, có chủ trương xây dựng bối cảnh bộ phim truyền hình lịch sử "Đường Minh Hoàng" ở đây. Thành công của bộ phim này đã kích thích việc mở rộng và xây dựng hoành tráng phim trường Vô Tích với tinh thần kết hợp trung ương - địa phương. Tiếp theo là các bộ phim nổi tiếng khác như Tam Quốc, Thủy Hử... Phim trường Vô Tích hiện vẫn đang được đầu tư xây dựng. Đã có hơn 400 bộ phim truyện nhựa và phim truyền hình được quay tại dây. Hiện nay, khoảng 40% phim lịch sử của TQ chọn bối cảnh quay ở Vô Tích.

Sống lại với Tam Quốc, Thủy Hử... Sống lại với Tam Quốc, Thủy Hử...

Hình ảnh về phim trường Vô Tích (Ảnh Song Moc"s Blog)

Phim trường Vô Tích có thể tạm chia làm 3 cụm bối cảnh chính: bối cảnh phim "Đường Minh Hoàng", bối cảnh phim "Tam Quốc" và bối cảnh phim "Thủy Hử". Vẫn còn nguyên trên mặt nước Thái Hồ dấu ấn của trận Xích Bích, rồi đoàn thuyền mà Lưu Bị sang Đông Ngô hỏi vợ... Bước chân vào Tụ Nghĩa Đường, thấy đậm màu sắc "Thủy Hử" như đâu đây có bóng dáng hảo hán của những Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lâm Xung... Đến thăm cung điện "Đường Minh Hoàng", choáng ngợp trước sự xa hoa của ông vua này. Lịch sử TQ đang được làm sống lại. Phim trường Vô Tích quyến rũ hàng ngàn du khách đến xem mỗi ngày. Vé vào cửa là 125 tệ/1người.

Một điều đáng khâm phục: nhiều bối cảnh cung điện đồ sộ, hoành tráng, nhưng được xây dựng rất hài hòa với sơn thủy của Thái Hồ, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên mà biết tôn thêm vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong phim trường Vô Tích, có những rừng tùng, rừng trúc, rừng liễu bạt ngàn. Đang ngơ ngẩn nghe rừng trúc lao xao, bỗng giật mình vì từ trong rừng trúc, một đàn chiến mã thực sự, đẹp tuyệt vời vừa để đóng phim vừa để làm du lịch. Còn nếu bạn muốn làm Đường Minh Hoàng, chỉ cần mất... 20 tệ. Còn nếu có cô gái nào muốn làm Dương Quý Phi, giá rẻ hơn một chút: 15 tệ.

Vô Tích có Thái Hồ, có phim trường, Vô Tích còn có phố cổ. Một buổi chiều, chúng tôi được chủ nhiệm Vương, một chủ nhiệm kỳ cựu của tập đoàn Thượng Hải, đã tham gia phục vụ nhiều đoàn phim Anh, Pháp, Mỹ, Nhật... đưa đi chơi phố cổ. Ở phố cổ này, tôi đã mua được một cổ vật độc đáo: con kỳ hươu. Linh vật này giống như con rồng và con sư tử. Theo sư phó Tuấn "tít", đây là con vật tổng hợp của 60 con vật cộng lại nhưng có đặc tính khác lạ: chỉ có đầu vào mà không có đầu ra. Vì thế, linh vật này thường được các khách sạn, các nhà băng ở TQ đặt trang trọng trước cửa (sau quan sát thấy đúng như vậy). Thấy hay, anh Tạ Triệu Thôi đặt mua nhưng không còn. Lang thang đến gian đồ cổ, có một con kỳ hươu khác. Hỏi, giá là 800 tệ (khoảng 1,6 triệu đồng tiền Việt). Ai cũng lè lưỡi. Nhưng nhờ sự mặc cả khéo léo và quyết liệt của sư phó Tuấn "tít", cuối cùng Tạ tiên sinh cũng mua được linh vật này với giá... 100 tệ(!).

Theo Thể thao & Văn hóa

Theo Thể thao & Văn hóa

Bạn có thể quan tâm