Chỉ vài ngày sau khi kể lại câu chuyện bị người xem tấn công "ác ý" trong thời gian dài, Sun Fanbao, một streamer đến từ tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã tự sát vào đầu tuần này, Sixth Tone đưa tin.
Theo lời kể của người vợ, Sun chấm dứt cuộc sống bằng cách uống thuốc trừ sâu.
Người phụ nữ cho biết chồng mình nhiều lần bị một người theo dõi nhắn tin chửi bới, lăng mạ, khiến Sun bị trầm cảm nặng trong nhiều tháng, trước khi quyết định tự tử.
Năm 2021, người đàn ông 38 tuổi bắt đầu được nhiều người biết tới trên nền tảng video ngắn Douyin. Anh nổi tiếng với các clip ghi lại chuyến hành trình dài 4.000 km từ Sơn Đông đến Tây Tạng, di chuyển bằng máy kéo.
Sun Fanbao (38 tuổi) có hơn 320.000 lượt theo dõi trên Douyin. Ảnh: Sixth Tone. |
Thủ phạm trốn trong bóng tối
Cảnh sát địa phương cho biết họ đã được thông báo về vụ tự tử và đã gửi báo cáo lên chính quyền cấp cao hơn. Gia đình nam streamer này hiện còn vợ, người con sơ sinh mới 3 tháng tuổi và hai cha mẹ già.
"Bố mẹ chồng tôi đã ngoài 60 tuổi, con còn quá nhỏ, tôi không biết phải làm sao với tình cảnh hiện tại. Chỉ những ai từng trải qua việc bị tấn công trên mạng như vậy mới có thể đồng cảm với những gì mà Sun đã trải qua", người vợ nói.
Trong những video cuối cùng được đăng tải vào ngày 11/2, Sun nhiều lần phàn nàn với người theo dõi rằng mình liên tục bị một tài khoản không rõ danh tính cáo buộc anh là kẻ dối trá, chuyên lừa khán giả bằng những nội dung giật gân nhưng thực chất là dàn dựng.
Sun cho hay kẻ này còn dùng nhiều tài khoản khác nhau để vào bình luận ác ý, song song với việc "gắn cờ" báo cáo nội dung video của anh, cuối cùng buộc Sun phải tắt chương trình phát trực tiếp.
Dù đã báo cáo lên nền tảng để xin hỗ trợ, hành vi phỉ báng nhắm vào nam streamer vẫn tiếp diễn, khiến Sun căng thẳng.
Bạo lực mạng đang gia tăng và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, song nhà quản lý các nền tảng cũng như chính quyền Trung Quốc vẫn chưa tìm được biện pháp xử lý hiệu quả. Tranh: Sixth Tone. |
Những cái chết tức tưởi
Cái chết của nam streamer ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán trên phương tiện truyền thông ở Trung Quốc.
Trong khi một số người đòi điều tra ra danh tính những kẻ tấn công ẩn danh và kêu gọi hành động pháp lý thích đáng, những người khác bày tỏ sự lo ngại về các vụ việc có tính chất tương tự vẫn phổ biến ở nước này.
Ngoài ra, sự chỉ trích còn hướng về các nền tảng và cơ quan quản lý khi thiếu giám sát các trường hợp bạo lực mạng - một vấn đề đang được kêu gọi xử lý mạnh tay trên khắp Trung Quốc.
Theo Sixth Tone, mặc dù thiếu dữ liệu chính xác, công chúng vẫn nhận ra rằng nạn quấy rối qua mạng ở Trung Quốc đang vượt ngoài tầm kiểm soát, ngày càng gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Tháng 1/2022, một thanh niên 18 tuổi tự tử sau nhiều lần bị những người dùng quá khích sỉ nhục, buộc tội chàng trai thao túng cảm xúc của công chúng bằng câu chuyện tìm lại được cha mẹ đẻ của mình.
Cùng năm đó, một phụ nữ tuyên bố rằng mẹ cô đã chết vì đau tim sau khi bị một nhóm “tin tặc” làm nhục liên tục. Những kẻ này đã lấy được quyền truy cập vào lớp học trực tuyến do mẹ cô đứng lớp và có những hành vi quấy phá như lăng mạ giáo viên, "dội bom" nội dung bẩn vào phần trò chuyện.
Khởi động chiến dịch vào tháng 4 năm ngoái, cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc đã yêu cầu 18 nền tảng trực tuyến lớn ở nước này phải phát triển một hệ thống giám sát và áp đặt các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người dùng có hành vi bạo lực trên mạng.
Các nhà lập pháp Trung Quốc cũng kêu gọi tăng cường các nỗ lực pháp lý. Một bộ luật đặc biệt, chống lại nạn bắt nạn hội đồng online được đề xuất xây dựng vào năm ngoái.
Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách
Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.