1. Khi nào người sử dụng ma túy bắt buộc phải đi cai tại các trung tâm cai nghiện?
Theo Khoản 1, Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2008, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại UBND cấp xã mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. |
2. Người dưới 18 tuổi thường xuyên sử dụng ma túy có bị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc?
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, người chưa đủ 18 tuổi không bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc mà có thể cai nghiện tại nơi sinh sống. Tuy nhiên, người giám hộ hợp pháp có thể làm thủ tục xin tự nguyện gửi người chưa đủ 18 tuổi đến các trung tâm hỗ trợ cai nghiện. |
3. Thời hạn đối với người đi cai nghiện ma túy bắt buộc là bao lâu?
Điều 28 Luật phòng, chống ma túy sửa đổi bổ sung 2008 quy định, thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 năm đến 2 năm. Việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. |
4. Những trường hợp nào không áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc?
Theo Khoản 2, Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được UBND cấp xã xác nhận. |
5. Người đang cai nghiện ma túy bắt buộc có được về thăm nhà hoặc thôi cai nghiện trước thời hạn?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 221/2013/NĐ-CP, người cai nghiện có thể được bảo lãnh hồi gia nếu thuộc đối tượng: Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối (theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế) cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình; Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập; Học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện. |
6. Những ai có thẩm quyền xác định tình trạng của người nghiện ma túy?
Theo Khoản 1, Điều 10 Nghị định 136/2016/NĐ-CP, người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sĩ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ. Người đang làm việc tại các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an. |
7. Sử dụng ma túy bao lâu thì bắt buộc phải vào trung tâm cai nghiện?
Khoản 1, Điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện. |