"Được thành lập bởi Lyndon Hanson, Scott Seamans và George Boedecker Jr vào đầu những năm 2000, Crocs trải qua câu chuyện tựa công chúa Lọ Lem trong hai thập kỷ qua", Aimée McLaughlin của Creativereview viết.
Ngày nay, đôi giày này được đón nhận nhờ vào sự hợp tác với những ngôi sao nổi tiếng như Justin Bieber hay thương hiệu giày trượt đình đám Palace. Vị thế của công ty trong giới mộ điệu cũng được củng cố nhờ đại dịch.
Justin Bieber liên tục giúp những đôi Crocs cháy hàng. Ảnh: Newsyahoo. |
Theo Vogue, việc giãn cách ở nhà khiến nhiều người có xu hướng từ bỏ những món đồ rườm rà, không mang lại sự thoải mái. Thay vào đó, họ thích mặc đồ thể thao, mang những đôi Crocs như để chăm sóc chân sau những ngày gắn bó với giày da, thể thao kín. Kết quả là doanh thu của công ty trong quý đầu tiên của năm 2020 đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia thời trang, nhờ yếu tố thoải mái, những đôi giày này nhanh chóng thu hút được các đầu bếp, nhân viên y tế, người làm vườn và trẻ em trên khắp thế giới.
"Crocs có cú lội người dòng khi áp dụng cách tiếp cập quá sáng tạo. Đội ngũ sáng tạo nội bộ, đứng đầu là phó chủ tịch phụ trách toàn cầu James Gardner, đã đóng vai trò quan trọng. Gardner đã gia nhập công ty vào năm 2010 khi ông đảm nhận vai trò giám đốc sáng tạo cấp cao tại thương hiệu quần áo thể thao Tommy Bahama", Creativereview nhận xét.
Thiết kế lỗ của đôi giày này từng nhận về nhiều phản ứng trái chiều. Ảnh: BI. |
Tuy nhiên, đôi giày này lại từng bị khá nhiều người ghét. Vào những năm 2010, danh tiếng của thương hiệu đi xuống và các thiết kế lỗ bị chế giễu là "nơi phẩm giá của bạn bị rò rỉ ra ngoài". Vào năm 2014, công ty đã công bố kế hoạch đóng cửa 100 cửa hàng và giảm 200 việc làm.
Nhiều người từng cho rằng nó là một trong những xu hướng thời trang tồi tệ nhất. Nhà tư vấn thời trang Tim Gunn đã gọi đôi giày này là "sự quái dị". "Tôi chẳng thể thấy đôi giày nào xấu hơn Crocs", anh viết.