Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự lừa dối sau quảng cáo làm trắng da

Nhiều thương hiệu làm đẹp đã hứa loại bỏ cụm từ làm trắng khi quảng cáo sản phẩm.

Vào năm 2020, phong trào Black Lives Matter đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp mỹ phẩm. Các công ty đa quốc gia chịu áp lực từ công chúng. Hướng tới mục đích bình đẳng giữa các chủng tộc, người tiêu dùng bày tỏ sự bức xúc khi nhiều công ty quảng cáo kem, serum hứa hẹn làm trắng da.

Trước làn sóng phản đối, nhiều thương hiệu đã cam kết sửa đổi và dừng sử dụng cụm từ làm trắng khi quảng bá sản phẩm.

Thay đổi nửa vời

Johnson & Johnson thông báo ngừng bán các sản phẩm làm trắng da ở châu Á và Trung Đông. L'Oréal cam kết loại bỏ từ "làm trắng" ra khỏi các chiến dịch quảng cáo sản phẩm. Unilever cũng cúi đầu trước áp lực dư luận bằng cách đổi tên thương hiệu Fair & Lovely thành Glow & Lovely. Chủ sở hữu của Nivea, Beiersdorf AG, cũng tránh xa cụm từ "làm trắng".

lua doi sau quang cao trang da anh 1

Thương hiệu Fair & Lovely đổi tên thành Glow & Lovely. Tuy nhiên, các trình bày bao bì mới vẫn khiến tên cũ nhìn nổi bật. Ảnh: CNN.

Đối với các nhà vận động, hiện tượng này như một bước nhỏ để thay đổi việc đánh đồng vẻ đẹp. Khi truy cập vào trang web ở Mỹ hoặc châu Âu của những gã khổng lồ trong ngành mỹ phẩm, những cụm từ liên quan đến màu da không còn tồn tại.

Tuy nhiên, ở châu Á, châu Phi và Trung Đông lại là một câu chuyện khác.

Tại Singapore, L'Oréal vẫn đẩy mạnh việc quảng bá các sản phẩm có đặc tính giúp "làm trắng da". Trong khi đó, trang web của các hãng mỹ phẩm ở Ấn Độ kinh doanh sản phẩm dưỡng trắng. Cụm từ "làm trắng da" vẫn thịnh hành tại Trung Quốc, Nhật Bản...

Trước đó, Unilever từng thay đổi tên sản phẩm vì áp lực dư luận. Tuy nhiên, công ty này lại hành động không đồng nhất. Pond's, thương hiệu chăm sóc da nổi tiếng của Unilever, loại bỏ từ "trắng da" trên các trang web tiếng Anh, hướng tới nhóm khách hàng Mỹ. Nếu truy cập vào phiên bản Tây Ban Nha, nhãn hàng vẫn sử dụng công khai cụm từ làm trắng.

Thương hiệu Fair & Lovely đổi tên thành Glow & Lovely. Tuy nhiên, tên cũ vẫn được in trên sản phẩm bày bán ở khu vực châu Á.

Amina Mire, người nghiên cứu về ngành công nghiệp làm trắng da trong hai thập kỷ, cho biết việc các sản phẩm làm trắng da liên tục được quảng cáo cho thấy thị trường ngoài phương Tây vẫn đang "quá béo bở" để các công ty có hành động quyết liệt.

Người tiêu dùng tại châu Á, Trung Đông có nhu cầu cao đối với các sản phẩm làm trắng da. Bởi vậy, những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vẫn đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm dưỡng trắng.

Hành động trái với phát ngôn

Bên cạnh đó, hành động không đồng nhất của các thương hiệu giống đang lừa dối người tiêu dùng. Trước đó, người phát ngôn của Unilever nói rằng: "Công ty đã ngừng sử dụng từ trắng, sáng vì chúng hướng đến một vẻ đẹp mà chúng tôi không nghĩ là đúng". Ngoài ra, đại diện thương hiệu tuyên bố bao bì và phần thông tin sản phẩm đều đã được cập nhật để thể hiện thông điệp.

Trước những nghi vấn về sự thay đổi không đồng nhất, L'Oréal đưa ra tuyên bố đã cập nhật sản phẩm. Tuy nhiên, lịch trình sản xuất cũng như các yêu cầu về đăng ký, chứng nhận sản phẩm khiến quá trình chuyển đổi này không thống nhất trên tất cả thị trường. Ngoài ra, phát ngôn viên của thương hiệu cam kết tập trung loại bỏ cụm từ "làm trắng" càng nhanh càng tốt ở mọi thị trường.

lua doi sau quang cao trang da anh 2

Thương hiệu Pond's sử dụng cụm từ làm trắng với trang web phiên bản Tây Ban Nha. Sau khi CNN đặt nghi vấn, nhãn hàng này đã thay đổi giao diện. Ảnh: CNN.

Trái ngược với Unilever và L'Oréal, một số công ty mỹ phẩm chọn cách giữ im lặng về vấn đề này.

Thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, Shiseido, là một ví dụ. Các sản phẩm chăm sóc da cao cấp đang được kinh doanh rộng rãi ở châu Âu và Mỹ. Thương hiệu không đưa ra thông báo liên quan đến dòng sản phẩm White Lucent.

Trước câu hỏi của CNN về tranh cãi xoay quanh mỹ phẩm làm trắng da, công ty đưa ra tuyên bố cho biết các sản phẩm của thương hiệu không có khả năng làm trắng da. "Chúng tôi không bán và khuyến khích sử dụng sản phẩm làm trắng", đại diện công ty cho biết.

Phía sau chiếc váy của Brad Pitt

Brad Pitt từng gây chú ý khi diện váy tại sự kiện quảng bá phim "Bullet Train". Nhà thiết kế Haans Nicholas Mott là người làm ra bộ đồ.

Bí mật phía sau mái tóc của người nổi tiếng

Để thay đổi linh hoạt giữa tóc ngắn và dài, người nổi tiếng phải dùng một số phương pháp đặc biệt. Những mẹo này do các nhà tạo mẫu tóc thực hiện.

Giai Kỳ

Bạn có thể quan tâm