Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sự sụp đổ của trường quốc tế

Thiếu học sinh, tài chính suy yếu khiến các trường quốc tế phải đột ngột đóng cửa, trả mặt bằng và biến mất khỏi bản đồ ngành giáo dục.

Trường Quốc tế Kilmore bất ngờ đóng cửa khiến học sinh không còn chỗ học. Ảnh: Herald Sun.

"Tiền đi đâu hết rồi? Tôi đã đóng trước toàn bộ học phí cho năm 2023 nhưng giờ tôi còn không biết có lấy lại được tiền không".

Một ngày cuối tháng 6/2022, ông Vijay Jaswal (sống ở Australia) gần như tuyệt vọng vì trường học của con gái đột ngột thông báo đóng cửa do phá sản.

Bản thân ông cùng nhiều phụ huynh khác rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì không kịp tìm trường mới cho con, lại càng mệt mỏi hơn vì chưa thể đòi lại học phí từ nhà trường.

Phá sản

Nơi con gái ông Jaswal theo học là trường Quốc tế Kilmore ở Melbourne (Australia). Từ khi thành lập vào năm 1990, ngôi trường này đã cung cấp chương trình IB (tú tài quốc tế) cho học sinh cuối cấp thay vì VCE - chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông do bang Victoria cấp.

Học phí ở Kilmore không hề rẻ. Nếu tính riêng học phí, học sinh trong nước phải trả 16.000-20.000 AUD, trong khi học sinh nước ngoài phải trả lên đến 35.300 AUD. Nếu tính tổng tất cả chi phí, con số mà học sinh trong nước phải trả có thể lên đến 20.000 AUD/năm.

aisvn no luong anh 1

Vợ chồng ông Vijay Jaswal hoang mang vì con không được đi học, tiền không thể đòi lại. Ảnh: The Age.

Kilmore tồn tại hơn 30 năm, đã từng rất nổi tiếng vì có 6 triệu AUD trong ngân hàng và được biết đến là cái nôi đào tạo học sinh giỏi hoặc con của lãnh đạo chính phủ.

Thế nhưng, đột nhiên nhà trường thông báo phá sản và sẽ đóng cửa. Lãnh đạo trường còn nói với The Age rằng trong vòng 8 tuần tiếp đó, trường sẽ hết sạch tiền.

Trong một email gửi đến phụ huynh, ban giám hiệu trường cho biết nhà trường đang xem xét việc trả lại tiền học và tiền đặt cọc, nhưng không chắc có trả được hay không.

Nhận thông báo từ trường, hơn 300 gia đình khóc đứng khóc ngồi vì con "thất học", họ buộc phải vội tìm trường mới cho con trong khi học phí ở Kilmore không biết khi nào mới đòi lại được.

Phụ huynh hoang mang vì không đòi được tiền, trẻ cũng phải rời trường trong nước mắt vì không biết tương lai đi đâu về đâu.

Amber Meuwissen (học sinh lớp 10) cho biết ngày cuối cùng ở trường, em và các bạn đều khóc và sợ hãi vì không biết tuần tới còn được đi học hay không.

aisvn no luong anh 2

Amber Meuwissen (bên trái) lo lắng vì không được đi học. Ảnh: The Age.

Kilmore không phải trường quốc tế duy nhất đột ngột đóng cửa khiến phụ huynh và học sinh hoang mang. Vào tháng 9/2023, trường Quốc tế Invictus ở Thâm Quyến (Trung Quốc) cũng thông báo đóng cửa dù nhà trường mới thông báo tuyển sinh vào cuối tháng 6.

Khi phóng viên của Lianhe Zaobao đến các cơ sở của Invictus trước ngày đóng cửa chính thức, họ phát hiện cơ sở ở Long Hoa đã được trưng dụng thành căn cứ quân sự, còn khuôn viên mẫu giáo ở Nam Sơn đã phá bỏ phần lớn cơ sở vật chất, khóa cổng và bỏ luôn bảng hiệu. Trang web chính thức của Invictus cũng xóa hết thông tin về chi nhánh Thâm Quyến.

Ngoài Thâm Quyến, thành phố Chu Hải cũng ghi nhận trường Mầm non Quốc tế Eton House dừng hoạt động vào ngày 31/7 cùng năm.

Nếu chỉ tính riêng Thâm Quyến, từ năm 2021-2023, ít nhất 8 trường quốc tế ở nơi này đã phải đóng cửa, trong đó có một trường quốc tế có lịch sử hơn 20 năm.

Học phí cao nhưng vì sao phá sản?

Trường Quốc tế Kilmore từng rất giàu và đông học sinh, nhưng khi Covid-19 ập đến, tình hình tài chính của nhà trường bắt đầu yếu hẳn.

Tuy nhiên, dịch bệnh không phải nguyên nhân chính khiến ngôi trường 30 năm tuổi sụp đổ. Nguyên nhân sâu xa lại nằm ở cơ cấu doanh nghiệp.

Theo The Age, Kilmore đặt tại bang Victoria của Australia nhưng tất cả đất đai, tòa nhà và tài sản trí tuệ liên quan lại thuộc chủ sở hữu Trung Quốc. Cũng vì thế, trường này cũng có rất nhiều học sinh Trung Quốc theo học.

Hồi Covid-19, giãn cách xã hội khiến 50 học sinh người Trung Quốc nghỉ học về nước, khiến trường này lỗ khoảng 3,5 triệu AUD. Cùng với đó, hội đồng trường tìm cách thoát khỏi bản hợp đồng "lịch sử" khiến họ bị phụ thuộc vào chủ ở Trung Quốc.

Cụ thể, hợp đồng buộc nhà trường phải trả 500.000 AUD để sử dụng cái tên Kilmore và thêm 1,6 triệu AUD cho "dịch vụ học sinh". Trong thời gian đại dịch, nhà trường phá cả 2 hợp đồng này và phải đền hơn 1 triệu AUD.

Quyết định bỏ hợp đồng không giúp nhà trường cứu được vấn đề tài chính, ngược lại góp phần khiến trường sụp đổ hoàn toàn.

aisvn no luong anh 3

Trường Quốc tế Invictus bất ngờ đóng cửa dù trước đó đã thông báo tuyển sinh. Ảnh: Lianhe Zaobao.

Trong khi đó, các trường quốc tế ở Trung Quốc lại phá sản do thiếu học sinh. Đại diện trường Mầm non Quốc tế Eton House cho biết trường phải đóng cửa do những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, trong đó có vấn đề tỷ lệ tuyển sinh giảm mạnh.

Ở Trung Quốc, "trường quốc tế" thường để chỉ những tổ chức cung cấp khoa học quốc tế hoặc khóa học song ngữ cho trẻ - thường là con của người nước ngoài hoặc gia đình có điều kiện.

Phụ huynh cho con học trường quốc tế vì muốn con đi theo con đường khác với giáo dục truyền thống để mở đường cho việc du học sau này.

Tuy nhiên, học sinh trường quốc tế nhiều em là con của người nước ngoài làm việc ở Trung Quốc, việc các gia đình nước ngoài trở về nước khiến số lượng học sinh sụt giảm, còn các gia đình Trung Quốc lại mất niềm tin vào nền kinh tế nên họ cũng rút hồ sơ của con.

Ngoài ra, những người trong ngành cũng chỉ ra rằng tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng cũng là lý do khiến trường quốc tế mất nguồn lực tài chính và đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Bà Kang Yijun, Phó tổng giám đốc của một công ty tư vấn trường quốc tế, cũng nói rằng sự thiếu niềm tin của phụ huynh Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến trường quốc tế gặp khó khăn tuyển sinh.

Do nền kinh tế suy yếu, nhiều phụ huynh thắt lưng buộc bụng và thận trọng hơn trong việc chi tiêu giáo dục cho con.

"Học phí trường quốc tế rất đắt, có thể lên đến 300.000 nhân dân tệ mỗi năm (tương đương 41.600 USD). Phụ huynh giờ ít tiền nên thích chọn trường công để được miễn học phí hoặc trường tư thì rẻ hơn", bà Kang nói.

Trong khi đó, ông Greg Smith, cựu Hiệu trưởng trường Quốc tế Shekou, cho rằng ở cấp độ vĩ mô, sự mở rộng mất trật tự của các trường quốc tế trong thời kỳ Trung Quốc tăng trưởng cũng là nguyên nhân khiến nhiều nơi phải đóng cửa.

Ông Smith giải thích vào 10 năm trước, giáo dục quốc tế là một mặt hàng nóng với các nhà đầu tư, gây ra tình trạng "trăm hoa đua nở" và ai cũng muốn đỏ tiền vào đó.

Tuy nhiên, kể từ khi Covid-19 bùng phát, hiện tượng này nguội dần và bị chính phủ kiểm soát chặt hơn, khiến việc đầu tư cho trường quốc tế không còn hấp dẫn nên nhà đầu tư rút vốn, đẩy các trường rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Phụ huynh đóng tiền tỷ, học sinh AISVN đến lớp nhưng không được học

Nhiều phụ huynh có con đang học tại trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cho biết sáng nay, trẻ đã quay trở lại trường, song tình trạng không có giáo viên giảng dạy vẫn diễn ra.

Thái An

Bạn có thể quan tâm