Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh con 'thuận tự nhiên' bắt nguồn từ đâu?

Dù chưa được xác minh, thông tin một sản phụ ở Sài Gòn tử vong vì làm theo phương pháp liên sinh (đẻ thuận tự nhiên) khiến nhiều người hoang mang.

Theo thông tin đăng tải trên mạng xã hội, một sản phụ ở TP.HCMđã tham gia một lớp tập huấn về sinh con thuận tự nhiên với chi phí 15 triệu đồng. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ kiệt sức, con bị ngạt không được sơ cấp cứu kịp thời nên cả hai mẹ con bị tử vong.

Trước đó, mạng xã hội từng lan truyền thông tin một sản phụ ở Hưng Yên cũng vừa sinh con theo phương pháp "liên sinh" - sinh con tự nhiên không cắt rốn mà để dây rốn nối với bánh nhau cho đến khi tự rụng, không tiêm ngừa làm nhiều người phẫn nộ.

Liên sinh là gì?

Liên sinh (Lotus birth) là phương pháp sinh nở 'thuận tự nhiên' với tiêu chí không cắt dây rốn của bé sau sinh mà để rụng tự nhiên. Theo đó, sau khi sinh tự nhiên, dây rốn gắn liền rốn và nhau thai của bé không bị kẹp hoặc cắt đi, em bé ngay lập tức được đặt lên ngực/bụng của người mẹ.

Nhau thai được để trong bát hoặc bọc bằng khăn ướt, đặt gần mẹ và trẻ để tránh sự liên kết giữa mẹ và con xảy ra bất trắc trong khoảng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, nhau thai được bảo quản bằng cách rửa, sấy khô, sử dụng chất bảo quản và đặt gần em bé. Sau vài ngày ( thường 3-10 ngày), dây rốn sẽ rụng khỏi bụng em bé, phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí.

Su that ve phuong phap lien sinh anh 1
Em bé sau khi sinh ra không cắt dây rốn ngay mà để tự rụng sau 3-10 ngày. Ảnh: Dailymai.

Trào lưu liên sinh bắt đầu khi nào?

Ý tưởng này xuất hiện vào năm 1974 tại Mỹ và Australia, theo một trích đoạn từ cuốn sách "Sinh con đơn giản, làm mẹ đơn giản: Những lựa chọn khoa học trong khi mang thai, sinh nở và làm cha mẹ" của bác sĩ Sarah Buckley.

Trong cuốn sách, Buckley đã viết: "Sự ra đời của liên sinh là điều hợp lý cho việc sinh con tự nhiên, chúng tôi tôn vinh nhau thai, nguồn cung cấp dưỡng chất đầu tiên của đứa trẻ".

Buckley cho biết việc cắt dây rốn của đứa con đầu khiến cô cảm thấy "lạ lùng và khó chịu", cảm giác giống như "cắt đi một ngón chân không xương". Điều lo lắng đó khiến cô quyết định sinh đứa con thứ 2 vào năm 1993. Sau khi đứa bé chào đời, Buckley đặt dây rốn vào một chiếc túi bằng vải nhung màu đỏ, cuối cùng dây rốn tự rụng sau 6 ngày. Trong suốt thời gian đó, bà và gia đình đã lau nhau thai bằng muối và tinh dầu oải hương 24 giờ mỗi lần.

Một số nghiên cứu cho thấy việc trì hoãn cắt dây rốn khoảng 30-60 giây sau khi sinh có thể có lợi cho trẻ sơ sinh. 

Các nhà nghiên cứu thuộc Royal College of Obstetricians and Gynaecologists (RCOG), Anh, nhận thấy rằng thời gian trì hoãn ngắn này làm tăng mức độ hemoglobin ở trẻ sơ sinh và tăng lượng sắt dự trữ cho những tháng đầu của em bé. Đặc biệt ở những trẻ sinh non, điều này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nhu cầu truyền máu.

Tuy nhiên, tiến sĩ Schweizer khẳng định việc trì hoãn cắt dây rốn trong 60 giây khác hẳn so với việc để dây rốn tự khô và rụng tự do.

Su that ve phuong phap lien sinh anh 2
Phương pháp này được rất nhiều bà mẹ áp dụng. Ảnh: Dailymail.

Rủi ro sức khỏe

Không có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của phương pháp này đối với em bé. Tiến sĩ William Schweizer, Trung tâm Y tế Langone, Mỹ cho biết việc kết nối đứa trẻ với nhau thai mang lại rủi ro cao. 

Đối với thai nhi đang phát triển, dây rốn là tuyến sinh mệnh, nhau thai truyền chất dinh dưỡng và lấy chất thải. Nhưng khi em bé ra ngoài, nhau thai không còn cần thiết. Thậm chí, do chứa máu, khi ra ngoài, nhau thai cơ bản là mô chết, nó rất dễ bị nhiễm trùng. Điều này có thể gây hại cho em bé. 

Mối lo ngại về số lượng sinh thuận theo tự nhiên tại Anh năm 2008 khiến RCOG phải khuyến cáo bất kỳ em bé nào sinh theo phương pháp này đều phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng sớm.


Phương Mai (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm