Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự tử tế độc hại tại nơi làm việc

Môi trường làm việc thân thiện quá mức có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhân viên, thậm chí khiến họ bỏ lỡ cơ hội phát triển sự nghiệp.

Nhiều người lo lắng vì không nắm bắt được suy nghĩ thực sự của đồng nghiệp. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels.

Không chỉ sự đồng cảm, quan tâm hay những câu khích lệ là yếu tố quan trọng cần có trong môi trường làm việc, các cuộc tranh luận cũng đóng vai trò thiết yếu.

Tuy nhiên ngày nay, lối văn hóa tử tế đang dần phát triển theo hướng tiêu cực như dạng độc tính tại một số công ty, CNBC đưa tin.

“Trong vài tình huống cần thẳng thắn trò chuyện và góp ý với các đồng nghiệp, không ít người lại gồng mình cố gắng cư xử vui vẻ, hòa nhã”, Tessa West, giáo sư tâm lý học tại Đại học New York (Mỹ), chia sẻ.

“Mọi người thường nghĩ những câu nói nhận xét mang yếu tố chỉ trích là độc hại, còn các cuộc đối thoại khen ngợi, lấy lòng mới là tích cực. Thực tế, sự tử tế đó chỉ là hành động tránh né, thể hiện tính vô trách nhiệm”, giáo sư West nói thêm.

Khi các sếp ngại đánh giá và góp ý, họ càng khó quản lý và kiểm soát cấp dưới, nhân viên cũng không nhận ra khuyết điểm của chính họ để khắc phục. Như vậy, sự tích cực không đúng nghĩa này khiến các công ty kém phát triển, bền vững hơn.

Theo West, dấu hiệu nhận biết không gian độc hại tiềm ẩn là những cuộc đối thoại thảo mai. Không chỉ bao gồm sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, khó khăn trong việc hòa nhập hay vấn đề phi đạo đức của nhân viên, những nơi thiếu các cuộc trò chuyện, bàn luận chân thật cũng là dấu hiệu của môi trường làm việc không lành mạnh.

Moi truong doc hai anh 1

Không ít người đi làm nhưng luôn lo sợ mất lòng đồng nghiệp. Ảnh: Karolina Grabowska/Pexels.

West cho rằng câu nói như “Bạn rất giỏi, thật tuyệt khi chúng ta có cơ hội hợp tác với nhau” có thể là sự cảnh báo. Khi đó, nhiều người sẽ không cảm thấy thoải mái để chia sẻ suy nghĩ thật lòng về những ưu và nhược điểm của mình.

“Mọi người luôn có tư duy phải thể hiện thái độ tích cực trong mọi tình huống, nên thường ngại đưa ra nhận xét, đánh giá thật chất người khác. Từ đó, chính họ cũng không phát triển, tiến bộ hơn vì khó nhận ra những thiếu sót của mình”, cô nói thêm.

Nhà tâm lý học Wharton Adam Grant cho biết: “Vì quá lo lắng trong việc phải hòa hợp với người khác, nhiều người coi trọng các mối quan hệ hơn kết quả công việc. Từ đó, họ trở thành người vô trách nhiệm và dần đánh mất sự nghiệp”.

Đặc biệt, khi quá quen với các câu nói khen ngợi, việc lắng nghe nhận xét, đánh giá tiêu cực từ cấp trên có thể khiến nhân viên càng thêm hoang mang lo sợ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý khi làm việc.

Do đó, việc được nói ra những suy nghĩ, cảm nhận thật lòng là yếu tố thiết yếu để phát triển sự nghiệp.

“Hãy bắt đầu thay đổi với các câu hỏi nhỏ, sau đó tiến dần đến vấn đề khác quan trọng hơn. Mỗi người cần thu về sự đánh giá trung thực, mang tính xây dựng cho chính mình”, West gợi ý.

Sếp cho nhân viên mang con đến chỗ làm ở Trung Quốc

Ngoài cho phép con của nhân viên đến nhà máy sau giờ học, ông Yuan còn thuê hai giáo viên chăm sóc, hướng dẫn các em làm bài tập.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Hương Giang

Bạn có thể quan tâm