Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức lan tỏa của trào lưu xin lỗi dịp Tết Đinh Dậu

Tết 2017 không chỉ rộn ràng không khí đoàn viên, sum vầy mà còn đem đến sự thanh thản cho hàng triệu người khi can đảm mở lời xin lỗi để nhận lại tình cảm, sự chia sẻ từ cộng đồng.

Khởi nguồn từ doanh nhân Trần Quí Thanh, trào lưu xin lỗi đã nhận được sự đồng cảm và lan tỏa mạnh mẽ như một món quà ý nghĩa trong năm mới. Trong dịp Tết Đinh Dậu, trào lưu này ngày càng được nhân rộng, hàng vạn lời xin lỗi được gửi đi mỗi ngày.

Trong số đó, chúng ta không khỏi xúc động khi bắt gặp sự thanh thản của sư thầy trẻ tuổi gieo duyên nơi cửa Phật khi xin lỗi người mẹ già vì chưa làm tròn chữ hiếu. Cái nắm tay thật chặt của hai mẹ con là khúc nhạc ngọt ngào của tình mẫu tử dịp năm mới.

suc lan toa cua trao luu xin loi dip Tet Dinh Dau anh 1
Sư thầy Vũ Văn Đại gửi lời xin lỗi mẹ trong những ngày cận Tết.

 

Năm 2017 cũng ấm áp hơn khi lời xin lỗi của anh tài xế taxi Lê Phú Lâm trở thành hành động trao tặng tô cháo thơm ngon cho những hoàn cảnh nghèo khó tại bệnh viện đa khoa Hội An mỗi sáng thứ 2.

Hình ảnh người từng vào tù ra khám vì quá khứ bất hảo của anh Lâm dần được xóa nhòa trong tâm trí bà con láng giềng và những người tại bệnh viện. Giờ đây, mọi người chỉ lưu lại câu chuyện về những nẻo đường thiện nguyện của chàng trai trẻ.

suc lan toa cua trao luu xin loi dip Tet Dinh Dau anh 2
Hàng tuần, anh Lê Phú Lâm đều đặn phát cháo từ thiện như một việc để “tạ ơn đời” sau những sai lầm của mình.

 

Trào lưu xin lỗi cũng truyền cảm hứng khi ông cụ Đặng Văn Khẳng xin lỗi đứa cháu Đặng Văn Sự vì đã để cậu bé vừa bôn ba kiếm sống, vừa tự học bên lề đường để bám theo con chữ. Nở nụ cười móm mém hiền từ và đầy hy vọng, ông Khẳng cho biết đang liên hệ với lớp học tình thương huyện Nhà Bè để cho đứa cháu nội theo học.

suc lan toa cua trao luu xin loi dip Tet Dinh Dau anh 3
Hình ảnh Đặng Văn Sự cần mẫn tự học bên lề đường mang đến sự đồng cảm cho nhiều người.

 

Nụ cười hạnh phúc, hồn nhiên của cô đầu bếp 22 tuổi Nguyễn Thị Hiệu ở phố cổ Hội An cũng là dấu ấn khó phai nhạt của trào lưu xin lỗi. Lăn lộn kiếm sống từ năm 14 tuổi, Hiệu chưa từng có một cái Tết đoàn viên cùng gia đình. Cô cảm thấy buồn khi chưa thể thực hiện lời hứa với ba: nuôi em gái út ăn học.

suc lan toa cua trao luu xin loi dip Tet Dinh Dau anh 4
Lời xin lỗi là điều kiện để lan tỏa sự sẻ chia.

 

Tết đến gần với bao niềm vui và hy vọng trong lòng mỗi người. Cùng với đó, lời xin lỗi cũng giúp nhiều người cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản. Khi đối diện với thực tại và mạnh mẽ cất lời xin lỗi là lúc họ nhận được sự đồng cảm, tha thứ, hướng tới khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Ý nghĩa tích cực này chính là động lực thúc đẩy trào lưu xin lỗi lan tỏa rộng trong cộng đồng mạng dịp Tết Đinh Dậu.

Trào lưu xin lỗi trong mùa Tết 2017 được khởi xướng từ doanh nhân Trần Quí Thanh. Clip xin lỗi của vị doanh nhân này gửi người tiêu dùng cả nước đã thu hút tới 7,8 triệu lượt xem và thông điệp tiếp cận tới 27,7 triệu người khác qua mạng xã hội.

Sau đó, trào lưu xin lỗi được hưởng ứng bởi hàng chục triệu người với hàng vạn lời xin lỗi chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè… vì những thiếu sót đã xảy ra với mong muốn có một khởi đầu mới tốt đẹp hơn trong năm mới. Đài truyền hình Việt Nam còn thực hiện chương trình Lời xin lỗi để góp phần lan tỏa, truyền tải câu chuyện, thông điệp xin lỗi của mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh hoàn cảnh tới hàng triệu người xem.

Nhiều học giả đã bày tỏ niềm vui về tín hiệu tích cực này và hy vọng nét tươi mới, độ lan tỏa của trào lưu xin lỗi sẽ trở thành nét văn hóa ứng xử lâu dài của người Việt.

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm