Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức mạnh đáng sợ của thiên nhiên qua những đợt núi lửa phun trào

Hiếm có hiện tượng tự nhiên nào dữ dội như các vụ phun trào núi lửa. Cột tro bụi có thể bay cao gần 10 km, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái cũng như cuộc sống của con người.

Nui lua phun trao anh 1
Một đám mây khổng lồ hình nón phủ lên núi lửa Popocatepetl ở Mexico.
Nui lua phun trao anh 2
Núi lửa dưới biển ngoài khơi Tonga phun trào vào tháng 3/2009. Cột hơi nước, tro và khỏi phun cao tới 100 m. Đây là một trong số 36 núi lửa dưới nước tập trung dày đặc ở khu vực này.
Nui lua phun trao anh 3
Hernando Rivera ghi lại khoảnh khắc vàng ở núi Colima nổi tiếng (Mexico), trong đó có nham thạch nóng đỏ phun ra cùng sét xuất hiện trên đám mây đen.
Nui lua phun trao anh 4
Khói, sét và nham thạch tạo ra khung cảnh kỳ vĩ trên núi lửa Calbuco khi nhìn từ hồ Llanquihue (Puerto Varas, Chile). Ngọn núi này đã phun trào trở lại vào năm 2015, sau năm thập kỷ nằm im, tạo cột tro và khói lan rộng hàng cây số.
Nui lua phun trao anh 5
Bức ảnh chụp từ cửa sổ máy bay này cho thấy khói và tro bụi từ vụ phun trào ở dãy Puyehue-Cordon Caulle gần Osorno (Chile) vào tháng 5/2011. Đám mây bụi này cao hơn 10 km, bay qua dãy Andes và phủ kín một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Argentina.
Nui lua phun trao anh 6
Bức ảnh chụp từ mặt đất này cho thấy quy mô khổng lồ của vụ phun trào núi lửa Puyehue-Cordon Caulle.
Nui lua phun trao anh 7
Hình ảnh núi lửa Sarychev Peak phun trào năm 2009 được ghi lại từ Trạm vũ trụ quốc tế. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất ở quần đảo Kuril, Nga.
Nui lua phun trao anh 8
Núi lửa Cleveland thuộc quần đảo Aleutian (Alaska, Mỹ) năm 2006 được một phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ghi lại.
Nui lua phun trao anh 9
Bức ảnh chụp năm 1994 từ tàu con thoi Endeavour cho thấy cột tro khổng lồ phun ra từ một núi lửa ở Kamchatka, Nga.
Nui lua phun trao anh 10
Núi lửa Chaiten ở Chile nằm im hàng trăm năm đã hoạt động trở lại vào năm 2008, giữa những cơn bão vào lúc nửa đêm.
Nui lua phun trao anh 11
Etna, núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu, nằm gần Catania (Italy), phun nham thạch vào tháng 2.
Nui lua phun trao anh 12
Bức ảnh ấn tượng này chụp núi Tungurahua ở Ecuador vào năm 2011.
Nui lua phun trao anh 13
Núi lửa Klyuchevskaya Sopka (bán đảo Kamchatka, Nga) phun trào trong đêm.
Nui lua phun trao anh 14
Hình ảnh núi lửa Karymsky ở bán đảo Kamchatka càng trở lên ấn tượng trên nền trời xanh.
Nui lua phun trao anh 15
Một đám tro bụi núi lửa phủ lên khu Karo thuộc đảo Sumatra (Indonesia) trong vụ phun trào của núi Sinabung vào tháng 2/2014.
Nui lua phun trao anh 16
Núi Merapi ở Indonesia phun khói vào tháng 11/2010. Chính phủ đã khoanh vùng nguy hiểm với bán kính 1,6 km quanh đỉnh núi.
Nui lua phun trao anh 17
Núi lửa Turrialba ở Cartago (Costa Rica) hoạt động vào tháng 1/2017.

Bảy kỳ quan thế giới đáng chiêm ngưỡng năm 2017

Tạp chí Conde Nast Traveller chọn ra bảy kỳ quan nên đến trong năm 2017. Đó là những công trình và sự kiện văn hóa khiến du khách choáng ngợp trước quy mô và tầm vóc.


Hoàng Linh

Theo Daily Mail

Bạn có thể quan tâm