Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SV Raffles 'khóc mếu' vì tấm bằng trở thành giấy lộn

Hiện đang làm việc cho một cơ quan nhà nước, chị T. phấp phỏng từng ngày chờ tin… bị đuổi việc. Trong khi đó, bạn H.M tay cầm tấm bằng Cử nhân thương mại được cấp bởi Raffles chạy đôn chạy đáo, mong được giám định và chấp thuận.

SV Raffles 'khóc mếu' vì tấm bằng trở thành giấy lộn

Hiện đang làm việc cho một cơ quan nhà nước, chị T. phấp phỏng từng ngày chờ tin… bị đuổi việc. Trong khi đó, bạn H.M tay cầm tấm bằng Cử nhân thương mại được cấp bởi Raffles chạy đôn chạy đáo, mong được giám định và chấp thuận.

>>Phụ huynh, sinh viên gây sức ép lên Raffles Hà Nội
>>Bị cấm dạy tại VN, Raffles đưa sinh viên ra học ở nước ngoài
>>Phụ huynh đề nghị cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Raffles VN

Bằng Cử nhân thương mại được cấp bởi Raffles chỉ là mảnh giấy vô giá trị tại Việt Nam.

Tiếp tục vụ việc trường đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam bị Bộ Giáo dục đào tạo cấm hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, kể cả những ngành đào tạo chứng chỉ dạy nghề ngắn hạn đã được cấp phép.

Ở một khía cạnh khác của sự việc, những người có liên quan đang gặp không ít khó khăn trong việc xử lý trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp, được cấp bằng từ trung tâm Raffles tại hai chi nhánh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Được biết, ngày 17/3, Bộ GD-ĐT đã giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét, không công nhận các văn bằng của Raffles College of Higher Education Singapore và Raffles College of Design & Commerce, Úc đã cấp cho học viên theo các chương trình do Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội tổ chức trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngay sau khi biết được chỉ đạo của Bộ Giáo dục từ các phương tiện truyền thông, hàng loạt sinh viên đã tốt nghiệp tại Raffles Việt Nam đã tìm đến cơ sở đào tạo để đòi quyền lợi.

Raffles: Tuyệt đối không hoàn trả học phí cho sinh viên đã tốt nghiệp

Hầu hết những bạn tìm đến trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội (gọi tắt là Raffles Hà Nội) sau ngày 17/3 với mục đích chung là đòi bồi hoàn tiền học phí do chứng chỉ đào tạo không được công nhận.

Bạn B.N đã tốt nghiệp Raffles Hà Nội 1 năm trước cho biết hiện nay bạn đang công tác tại một công ty kinh doanh và đang có nhu cầu tiếp tục đi học để nâng cấp bằng cao đẳng của mình. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin bằng cấp không được công nhận, B.N vội vã thu xếp công việc lên gặp người có trách nhiệm của Raffles để hỏi rõ.

Tại cơ sở 106 Tôn Đức Thắng, B.N gặp nhiều bạn cùng cảnh ngộ, muốn gặp nhà đào tạo để lấy lại tiền học phí. Chị C.V, người đã tốt nghiệp tại Raffles Hà Nội năm 2006 cũng mong muốn nhận lại tiền học phí. “Em đã liên tục đến trung tâm chầu chực trong 3 ngày qua từ sáng đến tối nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thoả đáng. Bỏ ra gần 20.000$ học tập, giờ tấm bằng không khác gì tờ giấy lộn thì chúng em phải làm sao?”

Điều khoản số 8 (đoạn đóng khung) trong bản Đăng ký nhập học của sinh viên tại Raffles Việt Nam

Đáp lại yêu cầu của sinh viên, đại diện Raffle cung cấp cho PV bản photo Đăng ký nhập học của một sinh viên trong đó có các điều khoản và điều kiện nhập học mà mọi sinh viên theo học đều đã ký tên. Theo đó, điều khoản thứ 8 nêu rõ: “Các văn bằng sẽ được cấp cho học viên sau khi hoàn thành các cấp độ tiêu chuẩn (chứng chỉ 1, chứng chỉ 2, chứng chỉ 3). Sinh viên hoàn thành cấp độ 1 và 2 có thể hoàn thành hồ sơ để được cấp văn bằng “Cao đẳng nâng cao” bởi trường Raffles College of Higher Education Singapore (RCHE). Sinh viên hoàn thành cấp độ 3 có thể hoàn thành hồ sơ để được cấp văn bằng “Cử nhân đại học” bởi trường Raffles College of Design & Commerce (RCDC) Australia.”

Raffles cho biết đã đáp ứng đúng hợp đồng là cấp bằng của những cơ sở đào tạo quốc tế trên nên không chịu trách nhiệm trả lại học phí cho sinh viên đã tốt nghiệp. Do vậy, trước những yêu cầu đòi học phí từ phía sinh viên, đại diện Raffles chỉ đồng ý hoàn trả cho những sinh viên chưa hoàn thành khoá học. Đồng thời, vị này khẳng định không hoàn trả cho những sinh viên đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, Raffles cũng hứa rằng sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc công nhận bằng mà sinh viên tốt nghiệp đã được cấp để đảm bảo tối ưu quyền lợi của sinh viên.

Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên đã tốt nghiệp tại Raffles Việt Nam không nhận được bất kì sự bồi thường nào về mặt kinh tế từ phía Raffles về việc chứng chỉ đào tạo hệ cao đẳng, đại học không được công nhận tại Việt Nam.

Sinh viên đã tốt nghiệp: Dở khóc dở cười

Tiếp xúc với các “cựu” sinh viên Raffles này, PV biết được những hoàn cảnh éo le mà các bạn đang gặp phải ngoài vấn đề tiền bạc.

Bảng điểm của sinh viên H.M được cấp cùng với bằng cử nhân tháng 3/2012

Trong tay H.M là tấm bằng Cử nhân thương mại do Raffles vừa mới cấp trong tháng 3/2012. Bộ hồ sơ, bảng điểm và chứng chỉ của H.M còn nguyên mới khi đưa cho PV xem. H.M chia sẻ, bạn đã tìm được việc tại một công ty nước ngoài tại Việt Nam trước khi nhận bằng. Nơi làm việc mới tuy không đặt nặng bằng cấp song với việc tấm bằng vừa nhận không được công nhận tại Việt Nam, cơ hội thăng tiến của bạn là rất thấp. Vậy là mấy ngày qua, H.M liên tục chạy ngược chạy xuôi, thăm hỏi khắp nơi nhằm đeo đuổi hy vọng tình hình căng thẳng sẽ được cải thiện.

Câu chuyện của bạn D.A lại khác. Bạn đã tốt nghiệp một hệ đào tạo tại Raffles Việt Nam song đến nay chưa được cấp bằng. Thời gian đợi cấp bằng hiện vẫn chưa ấn định rõ ràng vào ngày nào. Do đó, việc tiếp tục học lên cao ở nước ngoài của bạn đành phải gác lại trong khi nguy cơ đổ bể kế hoạch ngày một tăng cao.

Ngặt nghèo hơn cả có lẽ là chị T., hiện đang làm việc trong một cơ quan nhà nước. Với việc bằng cấp của Raffles không được công nhận, chị gần như chắc chắn sẽ bị đuổi việc trong nay mai. Không biêt phải xoay sở ra sao, chị T. chỉ còn cách liên tục đến gặp đại diện Raffles với yêu cầu đòi được trả lại học phí dẫu yêu sách này khó thành sự thực một khi Raffles đã nói "không" dõng dạc.

Mai Châm

Theo Infonet.vn

Mai Châm

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm