1. Có thể gây thiếu máu
Chất catechin có trong trà xanh làm suy giảm khả năng hấp thụ chất sắt từ thức ăn nên về lâu dài có thể dẫn tới bệnh thiếu máu. Do đó, cần từ bỏ thói quen uống trà xanh ngay sau bữa ăn vì cơ thể không có khả năng sử dụng hết tất cả chất dinh dưỡng từ thức ăn đã nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, nếu không thể từ bỏ thói quen này, bạn cần ăn nhiều những thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ
Nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn không nên uống quá hai ly trà xanh mỗi ngày (tương đương khoảng 400ml). Hàm lượng caffeine trong hai ly nước trà là khoảng 200ng. Khi nạp lượng caffeine nhiều hơn mức này vào cơ thể, bạn phải đối mặt với nguy cơ bị sẩy thai. Caffeine còn bài tiết qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển trẻ sơ sinh.
3. Gây khó chịu khi uống lúc bụng đói
Chỉ nên uống trà xanh từ hai đến ba lần mỗi ngày đồng thời không uống trà khi bụng đói vì chất tannin trong trà xanh làm gia tăng lượng dịch vị, gây ra nhiều rắc rối như táo bón, buồn nôn và ói mửa.
4. Tương tác với một số loại thuốc
Trà xanh được cho là có thể tương tác với một số loại thuốc, trong đó có một số trường hợp cần tránh. Các loại thuốc kích thích vốn được dùng để cải thiện chức năng của hệ thần kinh không được uống kèm với trà xanh. Chất caffeine trong loại đồ uống này có khả năng đẩy nhanh tốc độ làm việc của hệ thần kinh và có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, tăng huyết áp hay tăng nhịp tim.
5. Những rắc rối có liên quan đến chất caffeine
Thông thường, chất caffeine vẫn luôn được nhắc kèm theo cà phê nhưng trong 1 ly trà xanh (khoảng 200ml) có chứa từ 24mg đến 45ng caffeine. Lượng caffeine trong trà xanh mặc dù ít hơn so với các loại đồ uống khác có chứa chất này, nhưng uống từ 4 đến 5 ly trà một ngày có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như lo lắng, tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, chứng kích ứng ở ruột, bất thường ở nhịp tim, ợ nóng, chứng run tay.
6. Gây loãng xương
Loãng xương là bệnh có nguyên nhân từ tình trạng suy yếu của xương do thiếu hụt can-xi. Trà xanh cản trở khả năng sử dụng can-xi của cơ thể - vốn rất cần thiết để tăng cường “sức khỏe” cho xương. Vì vậy, thay vì sử dụng lượng can-xi đang có trong máu, cơ thể buộc phải thải chúng ra ngoài, khiến bạn phải gánh chịu nguy cơ bị loãng xương. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên dùng trà xanh vượt quá 300mg mỗi ngày.