Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác giả kịch 'Mùi da người': 'Câu khách chẳng có gì sai'

Đăng Duy và Thùy Dương lên tiếng khi vở kịch do họ dàn dựng tại sân khấu Sao Minh Béo (TP.HCM) về đề tài thanh thiếu niên bị chê là dung tục.

- Có người nói "Mùi da người" đơn giản chỉ là một vở kịch câu khách, anh chị nghĩ sao về điều này?

- Đúng, người ta nghĩ đúng điều chúng tôi muốn hướng tới. Làm đạo diễn và tác giả cho một sân khấu tư nhân lấy giá trị từng chiếc vé để nuôi sống bản thân, và lấy mục tiêu phục vụ khán giả là cơ sở để tồn tại, chúng tôi chọn cách này hay cách khác để hấp dẫn khán giả là không có gì sai. Hơn nữa, vở diễn đã được hội đồng nghệ thuật với những nhà chuyên môn có uy tín thẩm định và cấp phép biểu diễn.Có người đã chỉ ra những chỗ yếu kém của vỡ diễn và chúng tôi mang ơn họ, nhưng hết sức hồ đồ gọi “những điểm yếu kém ấy” là chiêu câu khách.

Tác giả Đăng Duy và Thùy Dương đã chia sẻ thằng thắn về vở kịch này.
Hai tác giả Đăng Duy và Thùy Dương chia sẻ về vở kịch mới.

Chúng tôi được quyền làm bất cứ thứ gì hấp dẫn khán giả dưới sự kiểm soát chuyên môn từ một hội đồng có uy tín. Và Mùi da người có được giấy phép - một vé thông hành để đến với khán giả.

Câu khách là thái độ của những người lễ phép với "thượng đế" của mình, là hành động của những người thông minh biết nghiêm túc lắng nghe khán giả cần gì mà phục vụ tốt nhất. Câu khách là kéo những người nuôi sống chúng tôi đến gần với sản phẩm chúng tôi làm ra thì chẳng có gì sai. Chúng tôi chưa bao giờ khẳng định đây là vở kịch dự thi liên hoan nghệ thuật. Chúng tôi làm kịch thương mại nên yếu tố câu khách phải là tiêu chí hàng đầu. Chúng tôi chỉ là đem tới một thông điệp mang tính cảnh báo về một bộ phận lớp trẻ hư hỏng hiện nay trong xã hội.

"Nếu không có định nghĩa nào rõ ràng về hai chữ “câu khách”, chúng tôi chấp nhận lấy đó làm tôn chỉ sinh tồn và phương thức tiếp cận khán giả".

- Anh chị có cho rằng mình đã nêm nếm quá đà về những mảng miếng dung tục như một số ý kiến đã nhận xét về "Mùi da người" không?

- Tôi không nghĩ mình "phong phú" đến mức như vậy. Nếu chúng tôi thanh minh dài dòng trong phạm vì bài báo này giống như con voi trong truyện ngụ ngôn bỗng dưng biết nói chuyện, tự tả về mình và những ai chưa xem vở diễn mà chỉ đọc bài báo nhận xét vở diễn rồi vội vàng kết luận. Chỉ một vài ý kiến chủ quan không thể đại diện cho quan điểm của tất cả khán giả, nên chúng tôi rất mong khán giả đến xem những gì chúng tôi làm. Nếu thực sự dung tục thì có lẽ vở kịch đã không được duyệt để biểu diễn rồi.

- Tại sao vở kịch toàn nói về thanh thiếu niên hư hỏng ?

- Hình ảnh thanh thiếu niên là một đề tài như bao đề tài khác. Chuyện hứng thú với một đề tài nào đó và bắt tay vào sáng tạo là chuyện bình thường. Còn thực trạng đời sống thanh thiếu niên hiện này như thế nào chỉ cần một cái bấm chuột sẽ rõ. Trách nhiệm của người nghệ sĩ là nói lên tiếng nói và sự trăn trở của mình với xã hội.


- Nếu vậy tại sao bạn vẫn xây dựng nhân vật Quỳnh Chi ngoan ngoãn, trong sáng đến mức ngờ nghệch rồi sau đó cũng hư hỏng luôn như trong vở kịch?

- Đây cũng là một đối tượng mà chúng tôi muốn cảnh báo. Nhiều bạn bị gia đình kìm kẹp quá mức, thiếu chia sẻ các vấn đề tế nhị về giới tính nên dẫn đến thiếu kiến thức trầm trọng, không đủ sức đề kháng trước những thành phần xấu của xã hội và phải chịu hậu quả đáng tiếc. Ai dám khẳng định một đứa trẻ vị thành niên vốn ngoan ngoãn, trong sang, ngờ nghệch không có nguy cơ trở nên hư hỏng? Có thể ai đó phê bình chúng tôi về tính phi logic trong quá trình phát triển tâm lý và tính cách nhân vật, nhưng không thể khẳng định rằng tính cách con người không diễn biến một cách mâu thuẫn như nhân vật kịch.

- Nếu cứ chạy theo thương mại như vậy thì đến bao giờ anh chị mới khẳng định được vai trò tác giả và đạo diễn của mình?

- Thương mại là quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội. Chúng tôi là những người cộng tác tại một đơn vị sân khấu tư nhân. Không nghĩ tới thương mại thì nghĩ tới cái gì để tồn tại? Câu chuyện thương mại và vai trò của tác giả đạo diễn không hề mâu thuẫn nhau. Ai dám khẳng định rằng những sản phẩm thương mại không tạo nên vị trí của tác giả - đạo diễn. Để khẳng định vai trò của tác giả và đạo diễn cần một quá trình dài gian nan và lao động không ngừng. Nếu nghề của mình còn không nuôi nổi mình thì làm nghề để làm gì?



Tư liệu: Nguyễn Đình Chính

Bạn có thể quan tâm