Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Tại sao ăn nhiều lòng lợn làm tăng mỡ máu?

Chuyên gia khuyến cáo người dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe khi ăn các loại nội tạng động vật.

an noi tang dong vat anh 1

Nội tạng động vật có hàm lượng calo tương đương?

  • Thịt nạc
  • Thịt mỡ
  • Thịt ba chỉ

Thạc sĩ Đào Tố Quyên, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày, tiết,... Xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 g), protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy), chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.

an noi tang dong vat anh 2

Loại nội tạng nào chứa nhiều vitamin A, D và sắt?

  • Lòng non
  • Gan
  • Tủy

Theo bác sĩ Uyên, gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

an noi tang dong vat anh 3

Vì sao ăn nhiều nội tạng động vật làm tăng mỡ máu?

  • Chứa quá nhiều chất đạm
  • Hàm lượng calo cao
  • Nhiều chất béo bão hòa và cholesterol

Thạc sĩ Tố Uyên khuyến cáo đa số nội tạng động vật đều có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Do đó, người tiêu thụ nhiều thực phẩm này sẽ tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, béo phì và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, gout…

an noi tang dong vat anh 4

Ăn nội tạng không được nấu chín kỹ có nguy cơ mắc?

  • Lao, than
  • Sán dây, sán chó, giun xoắn
  • Cả hai đáp án trên

TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho hay những người có đường tiêu hóa kém, khi ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu, sán dây, sán chó và giun xoắn.

an noi tang dong vat anh 5

Bạn có thể bị bệnh "bò điên" khi ăn bộ phận nào?

  • Dạ dày bò
  • Óc bò
  • Huyết bò

Bác sĩ Uyên cho hay ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò “bệnh bò điên” (bovine spongiform encephalopathy).


an noi tang dong vat anh 6

Một số ruột động vật có chứa lượng lớn vi khuẩn nào?

  • Helicobacter pylori
  • E.Coli
  • Acinetobacter baumannii

Theo bác sĩ Tố Uyên, một số ruột động vật có chứa lượng lớn vi khuẩn E.Coli gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

an noi tang dong vat anh 7

Người trưởng thành chỉ nên ăn nội tạng động vật mấy lần mỗi tuần?

  • 1 lần
  • 2 lần
  • 3 lần

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 3 lần nội tạng động vật trong tuần (khoảng 50-70 g/lần), trẻ em tối đa 2 lần/tuần (30-50 g/lần). Người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì, người cao tuổi, đang mang thai... không nên ăn lòng lợn vì dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo gì khi cho trẻ ăn nội tạng động vật?

Nhiều người băn khoăn có nên cho trẻ ăn nội tạng động vật vì lo lắng thực phẩm này ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm