Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Tại sao bạn muốn gọn gàng, nhưng không thể

Nhiều người mong muốn thiết lập lối sống gọn gàng, song không thể duy trì lâu. Theo chuyên gia, đó có thể do họ có thói quen mua sắm hoặc tích trữ quá nhiều đồ đạc.

thoi quen don dep anh 1

Để tập lối sống gọn gàng, nhiều người bắt đầu bằng việc gấp lại tủ quần áo, xếp chén đĩa, hộp nhựa trên kệ bếp và cho đi những món đồ cũ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện những việc kể trên trong thời gian dài. Chỉ vài ngày, họ quay lại thói quen cũ, cảm thấy mệt mỏi khi luôn phải sắp đặt mọi thứ đúng vị trí.

Economic Times giải thích vì sao bạn khó giữ gìn nhà cửa ngăn nắp một cách lâu dài.

Tích trữ đồ đạc

Không sao cả nếu bạn có sở thích tích trữ đồ dùng. Tuy nhiên, bạn cần tìm cách sắp xếp chúng gọn gàng, nếu không sẽ gây ra sự lộn xộn không đáng có.

Bạn sẽ không muốn phải điên cuồng tìm kiếm giấy tờ tùy thân trong một mớ sổ sách hỗn độn, hoặc chạy đua để dọn dẹp nhà trước khi khách tới chơi.

Một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trong 4 năm trên 32 gia đình trung lưu cho thấy ngôi nhà bừa bộn làm giảm sự chú ý, khiến tâm trí con người không thể tập trung vào những nhiệm vụ và công việc phải làm.

Ngoài ra, nghiên cứu năm 2015 của Đại Học St. Lawrence cũng chỉ ra một phòng ngủ lộn xộn sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Mua quá nhiều đồ đạc không cần thiết

FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) khiến chúng ta mua sắm quá nhiều đồ dùng, trong khi không có nhu cầu sử dụng đến.

Đặc biệt, nhiều người thường mua sắm thừa thãi vào các đợt giảm giá hoặc mua những sản phẩm giới hạn. Chính điều này khiến họ tích trong nhà hàng tá giấy vệ sinh, mì ống, đồ hộp, quần áo... và tiếp tục mua thêm trong các đợt khuyến mại kế tiếp.

Mua sắm quá nhiều, trong khi không đủ không gian tích trữ sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên bừa bộn. Vì vậy, nếu muốn nhà cửa gọn gàng, bạn phải mua sắm có tính toán hơn, hoặc mở rộng các tủ, kệ chứa đồ một cách bài bản.

Nuối tiếc kỷ vật

Một số người trong chúng ta luôn giữ lại những món kỷ vật ý nghĩa. Đó có thể là quà tặng từ người thân, tài liệu trong suốt 12 năm học tập hoặc những kỷ niệm chương tại một vài sự kiện.

Tuy nhiên, việc giữ lại quá nhiều những món đồ bám bụi, hết hạn sử dụng hoặc lỗi thời sẽ làm không gian của bạn lộn xộn, kém thẩm mỹ. Thay vì giữ hết chúng lại, bạn có thể lựa chọn một số món phù hợp để tặng lại cho tổ chức từ thiện hoặc mạnh dạn vứt bỏ.

Thay đổi ra sao?

Nếu vẫn muốn thiết lập thói quen giữ nhà cửa gọn gàng, bạn có thể bắt đầu với những bước sau đây:

Lên kế hoạch

Bạn có thể dọn dẹp theo từng phòng hoặc tập trung vào từng danh mục riêng như dọn dẹp tủ quần áo mùa đông, xếp lại giày dép cũ... Điều này giúp bạn tránh chán nản và có thể dễ dàng hoàn thành mục tiêu ban đầu đã đặt ra.

Đặt mục tiêu hợp lý

Hãy đặt mục tiêu phù hợp với thời gian biểu của bạn. Nếu cảm thấy việc dọn dẹp toàn bộ tủ quần áo trong một buổi chiều là quá mệt mỏi, hãy bắt đầu từ việc phân loại từng ngăn kéo một sẽ giúp bạn hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Giữ, tặng và loại bỏ

Bạn hãy đặt 3 giỏ đồ trong phòng, bao gồm: giỏ đồ sử dụng, đồ đem tặng và đồ có thể vứt bỏ. Sự phân loại này sẽ giúp bạn không còn nhồi nhét hết đồ dùng vào tủ.

Sau đó, hãy lên lịch để đem đồ đi gửi tặng, quyên góp hoặc vứt đi, tránh tích trữ quá lâu tại nhà.

Tốn tiền tỷ để sưu tầm mô hình, cây cảnh trang trí nhà ở

Căn phòng 30 m2 của Nghĩa Nguyễn là nơi trưng bày gần 100 tiêu bản động vật. Trong khi đó, Quang Tâm biến sân thượng thành khu rừng nhỏ với nhiều loại kiểng lá.

Luu y khi trang tri nha thue hinh anh

Lưu ý khi trang trí nhà thuê

0

Không cần chờ đến khi sở hữu nhà riêng, nhiều người trẻ sẵn sàng đầu tư trang trí cho các căn hộ đi thuê nhằm tận hưởng không gian sống theo ý muốn.

Khung hoang chuyen nha hinh anh

Khủng hoảng chuyển nhà

0

Khi ra riêng hoặc đến nơi ở mới, không ít người rơi vào trạng thái căng thẳng vì áp lực tiền bạc, thời gian hoặc thay đổi môi trường sống.

Quỳnh Ngân

Bạn có thể quan tâm