Nụ cười có tác dụng:
Theo Reader's Digets, cười từ 10 đến 15 phút mỗi ngày giúp đốt cháy lượng calo đáng kể. Ngoài ra, những khoảnh khắc vui vẻ còn giúp tăng sự hưng phấn, nhịp tim đập nhanh và lượng oxy hấp thụ vào não. |
Khi bạn cười, hormone này trong cơ thể sẽ giảm xuống:
Lượng hormone cortisol và epinephrine gây stress, ức chế hệ miễn dịch, tạo kẽ hở cho các viêm nhiễm, bệnh tật có xu hướng giảm xuống khi bạn cười. Cơ thể nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn khi bạn cười nhiều. |
Khi bị cù, ta thường có phản ứng nào?
Nhà thần kinh học David J. Linden, giáo sư tại Johns Hopkins School of Medicine, Mỹ, cho biết khi bị cù lét, đa số có phản ứng tự nhiên co rúm mình lại, cười sằng sặc. Phản ứng cho thấy tính chất di truyền, được một vùng trong trung tâm thần kinh não điều khiển. |
"Máu buồn" có mối liên hệ với cảm giác:
Theo các nhà khoa học, "máu buồn" có mối liên hệ trực tiếp với cảm giác đau. Nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho biết trên 90% số người được hỏi thú nhận mình rất sợ nhột, cùng tỷ lệ khi được hỏi về cảm giác đau. Tuy nhiên, mức độ sợ nhột của mỗi người một khác, theo lứa tuổi, giới tính và tính cách. |
Tại sao bạn tự cù lại không thấy buồn cười?
Não có 2 cơ chế khác nhau khi người khác cù và bạn tự làm. Cù chỉ gây cười khi bất ngờ, không biết trước điểm sẽ bị kích thích. Nếu bạn có sự chuẩn bị trước, nghĩa là não đã biết, thậm chí chỉ huy việc cù ở đâu, khi nào sẽ không còn bất ngờ. Lúc đó, cù không tác dụng. |
Cù sẽ tạo ra cảm giác hạnh phúc?
Theo Richard Alexander, GS Sinh học Tiến hóa, Đại học Michigan, Mỹ, một người bị cù lét sẽ mất tự chủ. Việc giằng co để không bị cù có thể gây khó chịu và tức giận. Cù lét không hề tạo ra cảm giác hạnh phúc như chúng ta vẫn nghĩ. |
Cười quá nhiều khi bị cù có thể gây:
Theo Times Of India, cảm giác nhột có thể gây ra tiếng cười không kiểm soát và rất khó để dừng lại. Tiếng cười gây ra bởi sức ép liên tục có thể đạt đến điểm, người bị cù không thể thở được. Hơn thế, họ cũng không thể nói rằng đang ở trong một tình huống khó khăn. Một sự khởi đầu như "trò vui" có thể gây ra các biến chứng y tế nghiêm trọng. |
Cù lét từng được sử dụng để...
Cù lét từ lâu đã được sử dụng như một phương pháp tra tấn. Vào thời nhà Hán ở Trung Quốc, cù lét là một cách tra tấn quý tộc vì nó không để lại dấu vết, nạn nhân hồi phục dễ dàng và nhanh chóng. Kiểu nhục hình này cũng từng phổ biến ở Nhật Bản, thậm chí còn có tên riêng cho hình thức này, kusuguri-zeme, nghĩa là "cù lét không thương tiếc". |