Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao ca sĩ Đại Nhân 32 tuổi đã bị tai biến?

Nam ca sĩ Đại Nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng gần như liệt nửa người và bị méo miệng vì tai biến. Nhiều người bất ngờ khi anh mắc bệnh thường chỉ gặp ở người lớn tuổi.

Trưa 24/2, trên Facebook, ca sĩ Đại Nhân cho biết anh đã nhập viện cấp cứu vì tai biến tắc mạch máu não. Nam ca sĩ 32 tuổi bày tỏ rất bất ngờ vì còn trẻ vẫn có thể mắc tai biến.

Ca si Dai Nhan bi tai bien anh 1
Đại Nhân phải cấp cứu trong viện sau khi phát hiện bị tai biến.  Ảnh: FBNV

Đột quỵ không miễn nhiễm với người trẻ

PGS.TS Nguyễn Văn Thông, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não như trường hợp của ca sĩ Đại Nhân là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đột quỵ là kết quả của các yếu tố diễn tiến âm thầm, kéo dài trước đó mà bệnh nhân, đặc biệt là người trẻ thường chủ quan, không ngờ tới.

Theo bác sĩ này, người dân thường có quan niệm chỉ người lớn tuổi mới có nguy cơ xảy ra đột quỵ. Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi.

Căn nguyên cơ bản khiến người trẻ có thể dẫn đến đột quỵ như mất ngủ, căng thẳng, stress thường xuyên, lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, hội chứng chuyển hóa, bệnh mạn tính và tâm lý chủ quan, không dự phòng, có thể bỏ qua các triệu chứng để cấp cứu kịp thời.

Trong khi đó, người trẻ dù ở độ tuổi 20, 30 không miễn nhiễm với đột quỵ bởi căn bệnh này không chừa một ai. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Ngoài ra, một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol). Hơn thế, người ít vận động hoặc béo phì, nguy cơ đột quỵ xảy ra thường rất cao.

Cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não?

“Tai biến mạch máu não là một cấp cứu y tế khẩn cấp để ngăn chặn hoặc phục hồi các mô não bị tổn thương cấp và ngăn chặn các tổn thương thần kinh sau đột quỵ, tức tránh tàn phế mà không tăng tỷ lệ tử vong. Gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử lý kịp thời, giảm tới mức tối thiểu khối lượng mô não bị tổn thương. Lưu ý, thời gian mất là não mất”, PGS Nguyễn Văn Thông khuyến cáo.

Ca si Dai Nhan bi tai bien anh 2
Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên. Ảnh: Picurams

Người dân cần lưu ý dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não, bởi điều đó có ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân:

- Đột ngột tê dại, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân, một bên cơ thể.

- Nói hoặc lĩnh hội khó khăn.

- Đột nhiên mờ, giảm hoặc mất thị lực một mắt hoặc cả hai.

- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác.

- Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.

PGS Thông tư vấn trong trường hợp người bệnh có các dấu hiệu như trên nhưng vẫn tỉnh, người nhà phải đặt họ trong tư thế nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ, không cho ăn uống, lấy bỏ đờm dãi trong miệng để tránh gây khó thở. Trường hợp bệnh nhân bị liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng người về bên lành.

Nếu người bệnh lơ mơ, cần kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Nếu người bệnh hôn mê, người nhà cũng cần tiến hành các bước trên.

Nhiều người thường hay nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì có triệu chứng khá giống nhau như nhức đầu, xây xẩm. Trúng gió là hiện tượng người bất ngờ cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thay đổi thời tiết. Còn quá trình đột quỵ diễn ra rất nhanh, nếu bệnh nhân không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tử vong, hoặc may mắn qua khỏi nhưng phải chịu di chứng tàn tật suốt đời.

Ăn 5 con mọt sống mỗi ngày để chống ung thư

Một phụ nữ Mỹ vẫn ăn 5 con mọt Trung Quốc hàng ngày để phòng chống ung thư bằng cách nuốt sống hoặc uống với nước ép cần tây.



Phạm Anh

Bạn có thể quan tâm