Thương hiệu Chanel đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch năm 2020 tràn đầy khó khăn. Tín hiệu này phản ánh khả năng vực dậy kinh tế của lĩnh vực xa xỉ trong thời điểm toàn cầu bất ổn.
Giống như các thương hiệu khác cung cấp nhiều thiết kế bền bỉ vượt thời gian như Hermès, Cartier và Rolex, Chanel cũng được hưởng lợi từ mong muốn mua ít hơn nhưng chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng.
Bruno Pavlovsky, chủ tịch thời trang của Chanel, nói trong cuộc phỏng vấn với SCMP: "Sản phẩm luôn là trọng tâm của thương hiệu chúng tôi. Bạn có thể quên đi những hình ảnh mỹ miều và chỉ tập trung vào chất lượng".
Nguyên liệu khan hiếm
Cùng với các bộ sưu tập thời trang cao cấp quý hiếm của mình, dòng sản phẩm Metiers d'Art - trước đây từng được trưng bày tại các địa điểm như Dallas, Edinburgh và Rome - là đỉnh cao trong cam kết của Chanel đối với thứ mà Bruno Pavlovsky gọi là "sự sang trọng tối thượng".
"Có điều gì đó rất mạnh mẽ và chân thực về sản phẩm của chúng tôi. Điều đó tạo ra sự khác biệt lớn trong cách để Chanel thu hút khách hàng của mình.
Tại sao bộ sưu tập Metiers d'Art luôn thành công? Bởi vì khách hàng của chúng tôi cảm nhận được mối liên hệ với thương hiệu", ông nói.
Đại dịch khiến nhiều thương hiệu rơi vào tình trạng khủng hoảng. Ảnh: Elle. |
Tuy nhiên, mối liên hệ đó đi kèm với mức giá ngày càng đắt đỏ. Trong những tháng gần đây, Chanel đưa ra tiêu đề về việc tăng giá đối với một số sản phẩm được thèm muốn nhất của họ như túi xách Chanel 2,55. Thậm chí, thương hiệu Pháp còn giới hạn số lượng túi mà khách hàng có thể mua tại các thị trường chính như Hàn Quốc.
Pavlovsky cho rằng sự gia tăng này là do gián đoạn của đại dịch đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông nói: "Nguyên liệu ngày càng đắt hơn và chi phí ngày càng tăng. Chúng tôi bị ảnh hưởng bởi điều đó và không có lựa chọn nào khác.
Nếu Chanel muốn duy trì là thương hiệu cao cấp, chúng tôi phải đảm bảo cung cấp những gì tốt nhất cho khách hàng. Đồ càng tốt đồng nghĩa với giá tiền càng đắt.
Tôi nghĩ rằng sự gia tăng giá thành sẽ tiếp tục xảy ra không phải vì Chanel mà do tình hình toàn cầu. Chúng tôi muốn cung cấp những sáng tạo tốt nhất cho khách hàng".
Ông nói thêm rằng Chanel đã mua lại các nhà cung cấp ở Pháp và Italy để đảm bảo chất lượng cao nhất và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất.
Các sản phẩm của Chanel có giới hạn nhưng đảm bảo chất lượng bền lâu. Ảnh: Marie Claire. |
Ngay cả ở đỉnh điểm của đại dịch, thương hiệu vẫn tiếp tục cung cấp nhiều bộ sưu tập của mình, không chỉ để đáp ứng khách hàng mà còn đảm bảo các nhà cung cấp chính của họ sẽ tồn tại trong bối cảnh nhiều đơn đặt hàng từ các thương hiệu khác bị hủy.
Đại dịch đã khiến Chanel trở nên độc quyền hơn. Ông kết nối sự tập trung ngày càng tăng của thương hiệu vào giới thượng lưu xa xỉ với cam kết về tính bền vững.
Ông chia sẻ: "Hàng hóa đôi khi rất khan hiếm. Vì chúng tôi bán mọi thứ và không sản xuất quá nhiều. Mỗi sản phẩm đều có ý nghĩa riêng và mang hình ảnh của thương hiệu".
Giữ trọn tính bền vững và sang trọng
Câu hỏi đặt ra cho Chanel trong 10 năm tới là kết hợp giữa tăng trưởng và bền vững. Không thể giảm quy mô doanh nghiệp nhưng bạn phải theo dõi tốc độ tăng trưởng.
Chanel giữ chặt việc phân phối để chống những trang thương mại điện tử bán hàng may sẵn và đồ da của mình. Điều này trở thành vấn đề lớn thời điểm đại dịch bắt đầu khi các cửa hàng trên khắp thế giới phải đóng cửa trong nhiều tuần liền.
Pavlovsky nói: "Chúng tôi biết bạn có thể bán được nhiều hơn bằng những cú nhấp chuột. Tuy nhiên, trải nghiệm và cách kể chuyện về sản phẩm bởi các chuyên gia sẽ chỉ diễn ra trong cửa hàng chính hãng của chúng tôi.
Cố nhà thiết kế Karl Lagerfeld khiến Chanel trở thành đế chế bất bại. Ảnh: Naver. |
Chanel từng làm dấy lên lo ngại về việc các sản phẩm của mình có sẵn trên nền tảng bán lại, một quan điểm được chia sẻ rộng rãi trong ngành công nghiệp xa xỉ.
Tuy nhiên, gần đây, các nhãn hiệu như Gucci và Louis Vuitton trở nên thoải mái hơn với ý tưởng sản phẩm của họ có một vòng đời mới trên thị trường đồ cũ.
"Công việc của chúng tôi không phải là quảng bá đồ cũ mà là cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng", Pavlovsky nói.
Ông cho biết thêm thương hiệu có chương trình mới, được gọi là Chanel & Moi, nơi họ sẽ sửa chữa những chiếc túi do mẹ hoặc bà của họ truyền lại miễn phí cho khách hàng. Đây là minh chứng cho giá trị của sự "truyền nghề" tại Chanel.
Với tư cách là người đứng đầu toàn cầu của bộ phận thời trang Chanel, Pavlovsky nói rằng ông đã rất khó khăn khi không thể đến châu Á trong hai năm, đặc biệt là khi sự khác biệt về văn hóa đang trở nên khó khăn hơn nhiều đối với các thương hiệu phương Tây.
Các sản phẩm của Chanel mang tính tối giản, thời thượng. Ảnh: Vogue. |
Ông nói: "Không ai ở Paris (Pháp) có thể biết mọi thứ trên thế giới đang diễn ra rất nhanh với nhiều xu hướng mới và phương tiện truyền thông xã hội là công cụ thúc đẩy điều đó.
Công việc của chúng tôi là nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu, nhưng các nhóm địa phương của chúng tôi ở đó để giải quyết những tình huống khác nhau về suy nghĩ của khách hàng".
Kinh doanh bùng nổ trong nửa đầu năm 2021, Chanel đã tăng doanh thu hai con số so với mức của năm 2019, theo báo cáo từ các ấn phẩm thương mại.
"Không dễ dàng để chúng tôi có được kết quả tốt. Những gì mọi người nhìn thấy và thực tế các công việc chúng tôi đang làm tỷ lệ nghịch với nhau. Khối lượng công việc lớn mà chúng tôi phải đảm đương mọi thứ, đó không phải là giai đoạn dễ dàng".
Những thiết kế mang đậm dấu ấn thương hiệu Pháp vẫn trường tồn qua năm tháng. Ảnh: Hola. |