1. Thuật ngữ "tuần trăng mật" là bắt nguồn từ quốc gia nào?
Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đều sử dụng thuật ngữ "tuần trăng mật", tiếng Anh là "Honey moon". Tập tục sau lễ cưới này bắt nguồn từ bộ lạc người Đức, Teuton, từng có thời gian định cư ở Tutlard (Đan Mạch). |
2. Tuần trăng mật có từ bao giờ?
Theo Business Insider, tuần trăng mật được đề cập như một kỳ nghỉ từ năm 1791. Thuật ngữ này xuất hiện ở tập truyện dân gian Đức, được dịch và liệt kê trong từ điển tiếng Anh Oxford. |
3. Vì sao Mặt Trăng xuất hiện trong thuật ngữ "tuần trăng mật"?
Theo tập tục xưa của bộ lạc Teuton, các cặp đôi thường kết hôn vào tháng có Trăng sáng. Vợ chồng mới cưới mỗi ngày đều uống một cốc rượu mật ong nhỏ. Trăng mật gợi vị ngọt ngào của mật ong và quyền lực của Mặt Trăng, vị thần biểu tượng cho sự duy trì nòi giống. |
4. Trước khi được coi là một kỳ nghỉ, tuần trăng mật được hiểu là gì?
Theo Business Insider, thuật ngữ "Honey moon" xuất hiện từ những biến tấu, ví von văn học của các tác giả. Lần đầu tiên, cụm từ này xuất hiện trong bài thơ báo hiệu cảm xúc vui vẻ. Sau đó, một nhà viết kịch người Anh dùng cụm từ này ám chỉ "khoảng thời gian hạnh phúc sau khi kết hôn". |
5. Tầng lớp nào định nghĩa lại thuật ngữ "tuần trăng mật"?
Những năm 1800, bài thơ của một nhà viết kịch kể lại chuyện tình của cặp vợ chồng quý tộc người Anh đã góp phần định nghĩa lại về tuần trăng mật. Đó là khoảng thời gian cô dâu chú rể vui chơi thỏa thích sau lễ cưới, thăm họ hàng, bạn bè. Phong tục này nhanh chóng lan rộng ra châu Âu và toàn thế giới. |
6. Vì sao rượu mật ong được tôn vinh trong tuần trăng mật từ xa xưa?
Từ xa xưa, rượu pha mật ong rừng (tên gọi Mead) là thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình. Họ tin rằng các cặp vợ chồng mới cưới nếu uống rượu mật ong liên tục trong 30 ngày sẽ sớm có tin vui trong "tháng mật". Loại rượu này được cho là có công dụng bồi bổ sức khỏe cho các cặp đôi sau khi kết hôn. |