Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Tại sao người Việt xưa kiêng quét nhà trong ngày đầu năm mới?

Theo phong tục xưa kia ở nhiều địa phương, ngày đầu năm mới, người dân thường kiêng quét nhà. Quan niệm này có nguồn gốc từ đâu?

Tet Ky hoi anh 1

Câu 1. Vì sao người Việt kiêng quét nhà ngày đầu năm?

  • Sợ mất tài lộc
  • Sợ quỷ thần trách phạt
  • Sợ ông địa trách phạt
  • Cả 3 nguyên nhân trên

Theo sách "Đất lề quê thói", vào ngày mùng một Tết Nguyên đán, người Việt ở miền Bắc thường kiêng kỵ quét nhà vì sợ mất tài lộc. Đây là tục lệ có từ lâu đời, được các giáo sĩ phương Tây ghi chép trong sách "Xã hội Việt Nam" từ thế kỷ 17.

Tet Ky hoi anh 2

Câu 2. Tết xưa, người dân kiêng làm vỡ vật dụng gì?

  • Bát đĩa
  • Gương
  • Điếu thuốc lào
  • Cả 3 đáp án trên

Với quan niệm Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, người Việt có rất nhiều kiêng cữ, trong đó có kiêng đánh vỡ chén, bát, gương, điếu hút thuốc lào.

Tet Ky hoi anh 3

Câu 3. Ở một số nơi, người dân có thói quen giấu vật dụng gì dịp Tết?

  • Chổi
  • Chảo
  • Nồi
  • Niêu

Tết xưa, người dân ở một số nơi có tục cất giấu các loại chổi vì cho rằng trộm sẽ rình lấy chổi vào đêm cuối năm. Nếu không may chổi bị trộm, sang năm mới, trộm sẽ quét sạch tài sản của nhà mình.

Tet Ky hoi anh 4

Câu 4. Dịp đầu năm mới, người xưa thường kiêng cho thứ gì?

  • Tiền bạc
  • Đậu phộng
  • Cây lộc vừng
  • Lửa

Người tta thường kiêng cho lửa vì sợ làm mất vận may gia đình. Ngoài ra, họ còn kiêng không để đèn dầu trên bàn thờ tắt, kiêng mắng chửi con cái để gia đình được cả năm thuận hòa, yên ổn.

Tet Ky hoi anh 5

Câu 5. Vì sao phong bao lì xì ngày Tết thường có màu đỏ?

  • Xua đuổi ma quỷ
  • Mang lại may mắn
  • Sinh thêm nhiều tiền
  • Cả A và B

Dịp đầu năm mới, người Việt thường có tục lì xì cho em nhỏ, các bậc cao niên, bố mẹ, bạn bè... Bao lì xì thường có màu đỏ vì nó được quan niệm để xua đuổi ma quỷ, mang lại may mắn cho người được lì xì.

Tet Ky hoi anh 6

Câu 6. Vì sao tiền lì xì thường là lẻ?

  • Tiền lẽ dễ kiếm
  • Số lẽ đẹp hơn số chẵn
  • Sinh sôi nảy nở thêm
  • Cả 3 đáp án trên

Theo quan niệm trước đây của người Việt, tiền lì xì nên là lẻ, ngụ ý có thể sinh sôi nảy nở nhiều thêm.

Tet Ky hoi anh 7

Câu 7. Tục hóa vàng trong dịp Tết nhằm mục đích gì?

  • Cầu mùa bội thu
  • Cầu năm mới phát tài
  • Tỏ lòng thành kính tổ tiên
  • Cả 3 đáp án trên

Vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 Tết, người Việt thường có tục hóa vàng. Trong ngày này, người ta quan niệm rằng cúng ông bà tổ tiên, đốt vàng mã để tiền nhân về cõi âm với lời cầu nguyện măm mới gặp nhiều may mắn.

Tet Ky hoi anh 8

Câu 8. Lễ khai hạ cuối dịp Tết là ngày gì?

  • Hạ bàn thờ
  • Hạ cây nêu
  • Cúng ông địa
  • Cúng tân niên

Ngày mùng 6 hoặc mùng 7 là ngày cuối cùng của Tết. Những nhà trồng cây nêu hạ cây này (lễ khai hạ), kết thúc nghỉ Tết. Với những gì đình không trồng cây nêu, hóa vàng chính là ngày cuối cùng của Tết Nguyên đán.

Vì sao quan niệm 'Heo vàng' và 12 con giáp ở nhiều nước lại khác nhau? 12 con giáp là hình ảnh có dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam và cả phương Đông, nhưng không phải nước nào cũng có 12 con giáp như nhau.

9 năm Hợi tiêu biểu trong nghìn năm lịch sử Việt Nam

Sau khi đánh tan 200.000 quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi, xưng vương, định đô ở Cổ Loa, mở đầu cho nền độc lập. Đó là một trong những năm Hợi tiêu biểu nhất của sử Việt.

Nguyễn Thanh Điệp

Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam"

Bạn có thể quan tâm