Câu 1: Mạnh Thường Quân là nhân vật lịch sử sống ở nước nào?
Mạnh Thường Quân là nhân vật lịch sử sống ở nước Tề trong thời Xuân Thu -Chiến Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN ở Trung Quốc. Ông là người giàu có, nghĩa hiệp, sẵn sàng bỏ nhiều tiền để chiêu hiền đãi sĩ. Về sau, hình tượng của ông được dùng để chỉ những nhà hảo tâm của xã hội. |
Câu 2: Hoàng tử nhà Trần nào giống như Mạnh Thường Quân, từng nuôi hàng nghìn văn khách trong phủ đệ?
Trần Ích Tắc là con của vua Trần Thái Tông, được sử sách ghi nhận là người tài giỏi bậc nhất trong số các hoàng tử triều Trần, có tước hiệu Chiêu Quốc Vương. Sinh thời, Trần Ích Tắc không tiếc tiền chiêu hiền đãi sĩ, nuôi hàng nghìn danh nhân trong phủ đệ của mình. Tiếc là sau này, vì giấc mộng làm vua không thành, Ích Tắc đã đem gia quyến đầu hàng quân Nguyên xâm lược. |
Câu 3: Trạng nguyên nào từng làm môn khách của Chiêu Quốc Vương?
Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) là trạng nguyên nổi tiếng triều Trần. Ông từng làm quan tới chức bộc xạ (tể tướng) dưới thời vua Trần Anh Tông. Ông chính là vị Lưỡng quốc trạng nguyên đầu tiên của nước ta. |
Câu 4: Nhận định nào đúng về Lưỡng quốc trạng nguyên đầu tiên của nước ta?
Mạc Đĩnh Chi quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, phải đốn củi về bán lấy tiền đi học. Sau khi đỗ trạng nguyên, ông ra làm quan, được cử đi sứ nhà Nguyên năm 1308. Trong chuyến đi sứ này, ông ghé thăm Triều Tiên và lấy vợ người nước này. Hiện nay, ông vẫn còn hậu duệ ở đó. |
Câu 5: Mạc Đĩnh Chi là tổ tiên của danh nhân nào?
Mạc Đĩnh Chi là hậu duệ của Mạc Hiển Tích (tiến sĩ thời Lý Nhân Tông), đồng thời là tổ của Mạc Đăng Dung - vị vua lập ra nhà Mạc. Về sau, ông được Mạc Đăng Dung suy tôn là Viển tổ của triều đại này. |
Câu 6. Mạc Đĩnh Chi là người...?
Theo các tài liệu lịch sử, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có trí thông minh hơn người, ngoại hình xấu xí. Ban đầu, vua Trần Anh Tông có ý không thích nhưng về sau mến tài nên luôn tin dùng ông. |
Câu 7. Danh nhân nào sau cùng quê với Mạc Đĩnh Chi?
Dưới thời phong kiến, Hải Dương là vùng đất học nổi tiếng của nước ta. Theo thống kê, tỉnh này có tới 486 người đỗ tiến sĩ nho học. Trong đó, những danh nhân tiêu biểu như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, Tuệ Tĩnh... |
Câu 8. Danh nhân Hải Dương nào là nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta thời phong kiến?
Bà Nguyễn Thị Duệ (1574-1654) quê ở Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Năm 1594, nhà Mạc mở khoa thi Hội, bà giả nam đi thi và đỗ đầu, trở thành nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta thời phong kiến. |