Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao Thanh Hóa khảo sát lại 1.180 giáo viên tiếng Anh?

Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, gần đây chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn yếu kém. Tỉnh quyết tâm xây dựng đề án và tiến hành khảo sát để nâng cao chất lượng.

Theo đó, ngày 17/9/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 3475/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025”.

Tất cả các giáo viên tiếng Anh các cấp học đều phải tham gia khảo sát, kiểm tra trình độ năng lực. Sau khảo sát, nếu giáo viên nào chưa đạt chuẩn thì phải bồi dưỡng để đạt theo yêu cầu. Những giáo viên không tham gia coi như không đạt chuẩn. Sở GD&ĐT sẽ xây dựng phương án điều chuyển, bố trí công việc khác, phù hợp với chính sách tinh giảm biên chế.

khao sat lai giao vien anh 1
Chứng chỉ của các giáo viên tiếng Anh tại Thanh Hóa. Ảnh:Quách Du/ Lao động.

Sau khi nhận được thông tin trên, hàng nghìn giáo viên tiếng Anh tại Thanh Hóa hoang mang và phản ứng. Theo các giáo viên, họ đã có chứng chỉ đạt chuẩn và được các trường đại học (do Bộ GD&ĐT chỉ định) cấp nhưng giờ phải thi lại. Ngoài ra, họ cũng quan tâm đến kinh phí tham gia khảo sát.

Ngày 13/2, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có công văn số 272/SGD ĐT-GDTrH, về kế hoạch cụ thể để tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn. Số lượng là 1.180 giáo viên, được chia làm 2 đợt.

Đợt khảo sát đầu tiên sẽ diễn ra vào đầu tháng 3 với 630 giáo viên tiếng Anh. Thành phần tham gia là số người chưa đạt chuẩn, chưa tham gia khảo sát và số tham gia khảo sát nhưng chưa đạt chuẩn. 

Đợt khảo sát thứ hai sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 với 550 giáo viên. Thành phần tham gia là số người đã tham gia lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt chuẩn từ năm 2011 đến nay. 

Trao đổi về vấn đề trên, ông Phạm Đăng Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết - những năm trở lại đây, chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn quá yếu kém, thường xuyên xếp tốp cuối trong 63 tỉnh thành. Chất lượng đội ngũ giáo viên  tiếng Anh không ổn định khi phần lớn họ tốt nghiệp hệ đào tạo không chính quy.

“Theo thông tư 23/TT-BGDĐT ngày 29.9.2017 của Bộ GD&ĐT, hiệu lực của các chứng chỉ có thời hạn khoảng 2 năm. Sau 2 năm, phải khảo sát lại để cấp chứng chỉ mới” – ông Quyền nói.

Ông Quyền cho biết thêm, đối với những giáo viên đã có chứng chỉ (dù còn hạn), thì đợt khảo sát này là dịp tốt để đánh giá lại năng lực, trình độ của mình. Từ đó, biết mình đang ở mức độ nào để tiếp tục phát huy và khắc phục những hạn chế.

“Về kinh phí thi, khảo sát và cấp chứng chỉ sẽ do ngân sách tỉnh chi trả, các giáo viên không mất nghìn nào. Tuy nhiên, sau khi khảo sát, thi không đạt, các họ phải đi học bồi dưỡng, hoặc tự bồi dưỡng. Kinh phí này các họ phải tự túc”- ông Quyền cho hay.

Cậu bé Campuchia mời khách mua đồ bằng tiếng Anh và 'Shape of You' Không chỉ có lợi thế tiếng Anh khi bán hàng rong ở khu du lịch, Thuch Salik còn khéo léo mời khách bằng ca khúc "Shape of You".

Cô bé H’Mông nói tiếng Anh như gió và chuyện đổi đời nhờ ngoại ngữ

Cô gái H'Mông có cuộc sống hạnh phúc ở nước ngoài, cậu bé nghèo người Campuchia đổi đời sau một đêm là những câu chuyện chứng tỏ ngoại ngữ có sức mạnh thay đổi vận mệnh con người.


https://laodong.vn/xa-hoi/tai-sao-thanh-hoa-phai-khao-sat-lai-1180-giao-vien-tieng-anh-660120.ldo

Theo Quách Du/Báo Lao động

Bạn có thể quan tâm