Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạm giữ 27 đối tượng 'khủng bố' tinh thần người vay để đòi nợ

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục CSHS Bộ Công an và công an các tỉnh, thành phố tiến hành điều tra làm rõ nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa công ty đầu tư.

Cụ thể, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Quản lý Tài sản Việt (VFIN) và Công ty TNHH Kết nối Tài chính Quốc tế Việt Nam (VIF) có trụ sở tại TP.HCM đã thực hiện các hoạt động mua bán nợ và đòi nợ thông qua những thủ đoạn tinh vi, khủng bố tinh thần người vay.

Cong ty VIF ,  Doanh nghiep VIF,  Tai chinh Quoc te,  Tai san Viet,  Nguyen Van Binh,  Hoang Quoc Viet anh 1

Cơ quan tố tụng khám xét tại cơ sở hoạt động của nhóm đối tượng. Ảnh: C.A.

Qua quá trình thu thập thông tin, chứng cứ, Cơ quan công an đã tổ chức khám xét đồng loạt tại trụ sở chính của hai công ty này ở TP.HCM và các chi nhánh ở các tỉnh thành như Gia Lai, Bình Thuận, Bình Định và Đà Nẵng. Sau quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ 27 đối tượng, cấm đi khỏi nơi cư trú hàng chục đối tượng khác và thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án.

Qua điều tra, cơ quan công an xác định, từ tháng 10/2021, Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt đã thành lập Công ty VFIN và sau đó là Công ty VIF, hoạt động dưới vỏ bọc đầu tư tài chính nhưng thực chất là mua bán nợ và đòi nợ trái phép.

Các công ty này ký hợp đồng với nhiều tổ chức tín dụng, mua lại các khoản nợ xấu và tiến hành đe dọa, khủng bố tinh thần người vay thông qua các hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi hình ảnh bôi nhọ, xúc phạm danh dự, thậm chí làm giả các ảnh chế, đưa lên mạng xã hội để uy hiếp người vay và gia đình họ.

Cong ty VIF ,  Doanh nghiep VIF,  Tai chinh Quoc te,  Tai san Viet,  Nguyen Van Binh,  Hoang Quoc Viet anh 2

Từ phải qua trái: Các đối tượng Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Bình và Lê Văn Vũ (nhân viên chăm sóc khách hàng Công ty VFIN chi nhánh TP Thủ Đức).

Để thực hiện các thủ đoạn này, mỗi nhân viên được trang bị máy tính và phần mềm chuyên dụng để kết nối vào hệ thống công ty và truy cập thông tin người vay, tiến hành các hành vi đe dọa. Dữ liệu ban đầu cho thấy hệ thống công ty này đã thu thập thông tin của hơn 932.000 người vay.

Đặc biệt, quy trình đòi nợ của công ty này tàn nhẫn, khi yêu cầu nhân viên tìm ra điểm yếu của người vay để áp dụng các hình thức đe dọa, như sử dụng sim rác, sim không chính chủ để liên lạc với người vay và gia đình họ, gửi tin nhắn hoặc hình ảnh đe dọa.

Một số nạn nhân đã bị cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức này, như trường hợp của anh L.A.C (Hưng Yên) bị đe dọa và buộc phải trả 55 triệu đồng, hay chị N.T.H.V (Bình Định) bị đe dọa trên mạng xã hội và phải trả 5,5 triệu đồng.

Cong ty VIF ,  Doanh nghiep VIF,  Tai chinh Quoc te,  Tai san Viet,  Nguyen Van Binh,  Hoang Quoc Viet anh 3

Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Công an tỉnh Bình Định tiến hành khám xét chi nhánh Công ty VIF tại TP Quy Nhơn.

Ngoài ra, công ty này yêu cầu mỗi nhân viên phải thu hồi tối thiểu 15 triệu đồng mỗi tháng và nếu không đạt chỉ tiêu trong hai tháng liên tiếp sẽ bị sa thải. Các đối tượng chủ mưu đã chuẩn bị các phương án đối phó với cơ quan chức năng, nhằm đổ lỗi cho nhân viên nếu bị phát hiện.

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra đã thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại và các tang vật liên quan. Cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng vụ án, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án và điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của các đối tượng chủ mưu như Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt cùng các đồng phạm khác.

Theo thông tin từ cơ quan công an, từ tháng 12/2021 đến nay, 2 công ty này đã chi ra hơn 110 tỷ đồng để thu mua hơn 3.247 tỷ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng, sau đó thu hồi được hơn 300 tỷ đồng qua các phương thức trái phép.

Cơ quan công an thông báo những ai là bị hại trong các vụ đòi nợ với thủ đoạn tương tự có thể liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Gia Lai để được hướng dẫn giải quyết.

Sách về Pháp luật

Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

https://tienphong.vn/tam-giu-27-doi-tuong-khung-bo-tinh-than-nguoi-vay-de-doi-no-post1710999.tpo

Minh Đức/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm