Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tận dụng đất trống trồng rau trong thành phố

Từ dải phân cách, các khu đất trống, bồn cây, đất ven sông, gầm công trình hay ban công trên tầng cao đều được người dân thủ đô tận dụng trồng rau sạch tự phục vụ bữa cơm gia đình.

Khi đi qua con đường Yên Lãng- Hoàng Cầu, nhiều người không khỏi giật mình trước những thảm rau xanh mướt mọc giữa dải phân cách, dưới gầm công trình đường sắt trên cao.
Khi đi qua con đường Yên Lãng - Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội), nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước những thảm rau xanh mướt mọc giữa dải phân cách, dưới gầm công trình đường sắt trên cao.
Một bác gái giấu tên cho biết: Cách đây 3 tháng, thấy khu đất rộng rãi mà chưa sử dụng nên bác cải tạo để trồng rau. Những người dân đi tập thể dục buổi sáng cũng liền học theo. Vì thế dải phân cách dần dần được phủ màu xanh. Với khoảng hơn 50 mét vuông đất, bác đã thừa rau ăn.
Một phụ nữ giấu tên cho biết, cách đây 3 tháng, thấy khu đất rộng rãi mà chưa sử dụng bà đã cải tạo để trồng rau. Những người dân đi tập thể dục buổi sáng thấy vậy cũng học theo. Và rồi dải phân cách dần dần được phủ màu xanh. Với khoảng hơn 50 m2 đất, gia đình bà thoải mái rau sạch để ăn.
Bà Hoà (Phố Yên Lãng) dù đã 80 tuổi nhưng đã tự trồng, chăm sóc hơn 100 mét vuông rau xanh. Do tuổi cao, sức yếu nên bà tự chế ra dụng cụ để kéo nước từ nhà ra tưới rau.
Bà Hoà (phố Yên Lãng) dù đã 80 tuổi nhưng đã tự trồng và chăm sóc hơn 100 m2 rau xanh. Do tuổi cao, sức yếu bà phải tự chế dụng cụ để kéo nước từ nhà ra đường tưới rau.
Dọc sông Tô Lịch, đoạn từ Cầu Lủ đến Ngã tư Sở, nhiều khoảng đất đã được người dân tận dụng
Dọc sông Tô Lịch, đoạn từ Cầu Lủ đến Ngã Tư Sở, nhiều khoảng đất đã được người dân tận dụng.
Phổ biến nhất là trồng ở trong các bồn cây. Bác Hải, nhà trên phố Vũ Tông Phan cho biết: Các hộ dân ở đây không bao giờ lấy nước sông để tưới rau mà hầu hết dùng nước máy hoặc nước gạo để chua.
Phổ biến nhất là việc trồng rau ở các bồn cây. Bà Hải, nhà trên phố Vũ Tông Phan cho biết, các hộ dân ở đây không bao giờ lấy nước sông để tưới rau mà hầu hết dùng nước máy hoặc nước gạo để chua. Đất trồng rau cũng được lấy từ nơi khác. Cứ sau 2-3 vụ, bà Hải lại thay đất mới để đảm bảo dinh dưỡng. Chỉ với khoảng 6 bồn cây nhưng cũng cung cấp đủ một nửa nhu cầu rau xanh cho gia đình.
Bác Hà (68 tuổi) ở đường Láng thì tận dụng khoảng đất nhỏ của nhà hàng xóm sau khi phá dỡ để trồng đủ các loại như rau lang, lá lốt, đỗ, chanh…
Bà Hà (68 tuổi) ở đường Láng (quận Đống Đa) lại tận dụng khoảng đất nhỏ của nhà hàng xóm sau khi phá dỡ để trồng đủ các loại như rau lang, lá lốt, đỗ, chanh…
Do chật chội nên bác Hà đã làm giàn cho cây bí để tận dụng khoảnh đất phía dưới.
Do chật chội nên bà Hà đã làm giàn cho cây bí để tận dụng khoảnh đất phía dưới.
Dọc các con ngõ nhỏ trên phố Định Công Thượng, người dân tận dụng các khoảng rộng để đặt thùng xốp trồng rau.
Dọc các con ngõ nhỏ trên phố Định Công Thượng, người dân tận dụng các khoảng rộng để đặt thùng xốp trồng rau.
Với những con phố chật chội hơn thì người dân tận dụng ban công, sân thượng.
Ở nhà trên những con phố chật chội hơn thì người dân tận dụng ban công, sân thượng.
Những hàng rào dây thép gai cũng trở thành dàn mướp
Những hàng rào dây thép gai cũng trở thành dàn mướp.
Với những nhà nằm sâu trong phố Định Công Thượng, đất còn khá dư dả nên người dân có vườn để trồng rau.
Với những nhà nằm sâu trong phố Định Công Thượng, đất còn khá dư dả nên người dân có vườn để trồng rau.
: Tại khu vực cuối đường Thành Thái, một khu đất rộng, bỏ không khoảng 4 năm nay kể từ khi xây dựng xong chung cư đã được người dân tận dụng để trồng rau. Bác Thanh, 68 tuổi, ở Phường Yên Hoà cho biết: Ngày nào tôi cũng phải chở nước sạch, đi mấy trăm mét đến để tưới rau. Đôi khi chưa kịp ăn đã bị người khác hái trộm mất. Nhưng trồng rau là vừa để cung cấp cho bữa ăn gia đình, vừa là thú vui tuổi già nên không bỏ được.
Tại khu vực cuối đường Thành Thái (quận Cầu Giấy), một khu đất rộng bỏ không khoảng 4 năm nay kể từ khi xây dựng xong chung cư đã được người dân tận dụng để trồng rau. Bà Thanh (68 tuổi, ở phường Yên Hoà) cho biết, ngày nào bà cũng phải chở nước sạch đi mấy trăm mét đến đây để tưới rau. Nhiều khi chưa kịp ăn đã bị người khác hái trộm mất. "Nhưng trồng rau là vừa để cung cấp cho bữa ăn gia đình, vừa là thú vui tuổi già nên không bỏ được", bà tâm sự.
Bác Yến, 55 tuổi ở tổ 5 phường Yên Hoà đang cuốc đất để trồng những luống rau mới. Bác cho biết: “Mình đến sau nên những khu đất đẹp người ta đã trồng hết. Bác phải bỏ tiền mua thêm đất màu để rau mau lớn. Nhà có trẻ con, ăn rau này cho yên tâm. Chứ rau ngoài chợ thì không biết người ta phun thuốc gì.”
Bà Yến (55 tuổi, ở tổ 5, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy) đang cuốc đất để trồng những luống rau mới. Bà Yến cho biết do đến sau nên những khu đất đẹp người khác đã trồng hết. Bà phải bỏ tiền mua thêm đất màu để rau mau lớn. "Nhà có trẻ con, ăn rau này cho yên tâm. Chứ rau ngoài chợ thì không biết người ta phun thuốc gì, nguy hiểm lắm”, bà Yến nói.
Đặc biệt, ở khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn, khi mà phần lớn biệt thự bị bỏ hoang thì các hộ dân ít ỏi đã biến nơi đây thành thiên đường của rau sạch. (Ảnh Anh Tuấn)
Đặc biệt, tại một khu đô thị lớn có nhiều biệt thự bị bỏ hoang, các hộ dân ít ỏi nơi đây đã biến các khoảng trống thành thiên đường của rau sạch. Ảnh: Anh Tuấn.

Việt Hùng

Bạn có thể quan tâm