Sáng 16/7, ông Phạm Ngọc Duy - Chánh văn phòng TAND TP.HCM - chia sẻ thông tin về công tác chuẩn bị cho việc xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Theo đó, do số lượng người tham gia đặc biệt lớn với 254 bị cáo, hơn 60 bị hại và hơn 200 luật sư, nên phiên tòa sẽ được xét xử ở 2 địa điểm, bao gồm trụ sở TAND TP.HCM và hội trường trại tạm giam T30 Củ Chi.
Phòng xử chính nơi chủ tọa điều hành phiên tòa. Ảnh: ĐN. |
Tại trụ sở TAND TP.HCM, khu vực xử án sẽ được bố trí xuyên suốt phòng xử lớn và sảnh chính. Các cơ quan báo chí sẽ có khu vực tác nghiệp riêng và theo dõi qua màn hình tivi. Nhà báo tham gia tác nghiệp tại phiên toà phải đăng ký trước để được cấp thẻ.
Cũng theo ông Duy, do tính chất, đặc điểm của vụ án, hội đồng xét xử sẽ tiến hành xét hỏi, thẩm tra đối với từng nhóm tội danh, nhóm hành vi.
Khu vực sảnh chính được bố trí màn hình để người tham gia theo dõi phiên tòa. Ảnh: ĐN. |
Khi đến lịch thẩm tra, xét hỏi đối với nhóm bị cáo nào, thì nhóm đó sẽ được trích xuất, dẫn giải tới tòa để thẩm vấn trực tiếp. Các bị cáo thuộc nhóm còn lại sẽ theo dõi phiên xử qua màn hình tại hội trường trại tạm giam T30 Củ Chi.
Đại án đăng kiểm có 254 bị cáo, trong đó gồm 2 cựu cục trưởng là ông Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà, một cựu cục phó là ông Nguyễn Vũ Hải.
Do số lượng người tham dự đông, tòa tận dụng cả hành lang để bố trí chỗ ngồi. Ảnh: ĐN. |
Các bị cáo bị xét xử về 11 tội danh là: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương.
Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã; đề cập thực tiễn thi hành án hình sự, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với những khó khăn còn tồn tại.