Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tán sỏi thận cho bệnh nhi mới 27 tháng tuổi

Ngày 20/4, các bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội) đã sử dụng phương pháp tán sỏi thận nội soi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ để xử trí thành công cho một bé trai mới 27 tháng tuổi.

Bác sĩ chuyên khoa I Mai Văn Lực, khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, cho biết bé N.H.Đ.H. nhập viện trong tình trạng thường xuyên quấy khóc kèm tiểu hồng. Kết quả siêu âm ổ bụng và chụp CT cho thấy bé bị sỏi thận trái, kích thước 10x8 mm, tương đối lớn so với thận, không có dị dạng hệ tiết niệu…

Gia đình cũng cho hay đã phát hiện cháu bé bị căn bệnh nguy hiểm này trong một lần đi siêu âm ổ bụng lúc bé mới 6 tháng tuổi. Tại thời điểm đó, dù gia đình đưa cháu đi khám nhiều nơi, hầu hết bác sĩ đều đưa ra chung một phương án mổ mở để lấy sỏi thận cho con.

Ca khó do bệnh nhi quá nhỏ

Nhân một chuyến ra Hà Nội du lịch trước đợt nghỉ lễ, cháu H. được gia đình đưa đến Bệnh viện E. Tại đây, bệnh nhi được thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Trung tâm tim mạch, khoa Gây mê hồi sức, khoa Chẩn đoán hình ảnh… quyết định thực hiện tán sỏi nội soi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ cho bé H.

benh nhi bi soi than anh 1

Bệnh nhi được phẫu thuật tán sỏi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ. Ảnh: BVCC.

"Cái khó của ca phẫu thuật này là người bệnh quá nhỏ, các dụng cụ phải chuyên biệt và có sử dụng một số dụng cụ thay thế. Để thực hiện ca bệnh này, các bác sĩ phải giỏi chuyên môn, thao tác chính xác và tỉ mỉ nhằm hạn chế sang chấn nhu mô thận, giảm thiểu nguy cơ chảy máu, bảo tồn tốt đa chức năng thận cũng như các nguy cơ tai biến trong và sau phẫu thuật khác có thể xảy ra…", TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, người phẫu thuật trực tiếp cho cháu bé, chia sẻ.

Ca phẫu thuật kéo dài 45 phút. Sau mổ 12 giờ, cháu bé đã vận động và ăn uống trở lại. Cháu bé được ra viện sau 5 ngày phẫu thuật.

Sỏi thận ở trẻ em ít được quan tâm

Tiến sĩ Liên cho biết thêm sỏi thận là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu. Tuy vậy, sỏi thận ở trẻ em lại ít được người dân quan tâm đúng mực do tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ em thấp hơn nhiều ở người lớn. Dù vậy, số trẻ em bị sỏi thận đang có xu hướng gia tăng.

Ở trẻ em, sỏi thận có liên quan đến các nguyên nhân di truyền, chuyển hóa, giải phẫu. Bên cạnh yếu tố di truyền, hiện nay, trẻ em mắc căn bệnh này do chế độ ăn uống và lối sống như ăn nhiều thức ăn nhanh có quá nhiều muối, ít uống nước, ít vận động. Đây đều là là những nguyên nhân hình thành nhanh sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

Ngoài ra, các trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản) hay có những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh... cũng dễ mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp của sỏi đường tiết niệu là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, đặc biệt là nếu gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận. Trẻ mắc bệnh thường dễ kích thích, quấy khóc, ói, thường xuyên khóc, la hét mỗi lần đi tiểu.

Bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân mắc sỏi thận thông qua siêu âm hệ tiết niệu và X quang bụng là có thể phát hiện. Tuy nhiên, vấn đề dự phòng nguy cơ mắc căn bệnh trên cần được quan tâm, đặc biệt về dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa canxi thường gặp trong sử dụng thuốc, sữa công thức…

Theo khuyến cáo của Hiệp hội thận tiết niệu Mỹ và châu Âu, những trường hợp mắc sỏi thận ở trẻ em nên làm phân tích thành phần sỏi và tầm soát rối loại chuyển hóa có nguy cơ gây tái phát sỏi.

Vì thế, ở trường hợp bệnh nhi H., các bác sĩ khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E, đã phối hợp với Viện Hóa học - Viện hàm lâm Khoa học Việt Nam phân tích thành phần sỏi. Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tránh nguy cơ tái phát sỏi cho cháu trong tương lai.

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh sỏi thận có biểu hiện nhiễm trùng nguy hiểm, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về thận tiết niệu để các bác sĩ có phương án điều trị tán sỏi nội soi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ (dưới 3 mm).

Với việc áp dụng phương pháp này, bệnh nhi sẽ ít đau hơn, không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và chi phí không cao.

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Vì sao xảy ra tình trạng giấc mơ lặp đi lặp lại?

Theo CNN, người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn hoặc hay lo lắng và vệ sinh giấc ngủ kém thường gặp phải tình trạng giấc mơ lặp đi lặp lại.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm