Cứ đến mùa hè tảo biển ở các bãi biển thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cũng được dịp sinh sôi và phát triển ồ ạt. Cư dân địa phương dường như đã quá quen với hiện tượng kỳ lạ này, khi tảo biển phủ kín các bãi biển và biến chúng thành một đồng cỏ xanh um khổng lồ. |
Người ta cho rằng hiện tượng kỳ lạ này là kết quả của cả sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm công nghiệp. Nhiệt độ trái đất tăng lên làm nước biển ấm hơn, cùng nguồn nước ô nhiễm đã thúc đẩy sự sinh sôi nhanh khủng khiếp của tảo biển. |
Trong năm 2013, tảo biển đã bao phủ dày trong khu vực bờ biển Hoàng Hải của Trung Quốc. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã huy động hàng trăm tình nguyện viên và người lao động dọn dẹp tảo trên các bờ biển. |
Dù được cho là vô hại đối với con người nhưng với số lượng lớn, tảo biển có thể gây ra nguy hiểm khi nó phân hủy tạo ra khí độc hydrogen sulphide, làm các sinh vật biển ngạt thở vì hút khí oxy ra khỏi nước. |
Trước đó, trong năm 2008, hơn 2.200 tình nguyện viên và quân đội Trung Quốc đã buộc phải ra quân dọn dẹp hàng nghìn tấn tảo ở bờ biển thuộc thị trấn Thanh Đảo, để tổ chức các cuộc đua thuyền trong sự kiện Olympic Bắc Kinh. |
Nhiều du khách thích thú với đám tảo khổng lồ ở Sơn Đông. |
Các nhà chức trách địa phương đau đầu với nạn tảo trên biển. |
Như một hệ quả tất yếu của tảo biển, trên bãi biển Thanh Đảo, một xu hướng thời trang kỳ lạ đã được hình thành, gọi là Facekini “trên kín dưới hở”. Nhiều phụ nữ đã mặc bikini và đeo mặt nạ để tắm biển, họ cho biết họ làm như vậy để tránh nắng và tránh tảo mắc vào tóc. |
Nhiều phụ nữ tắm biển mang trang phục kín mít để đối phó tảo biển mắc vào tóc. |