Tập đoàn Intel đã công bố kế hoạch tách hoạt động sản xuất chip của hãng thành một thực thể riêng biệt, được phép nhận đơn hàng từ các công ty khác. Ảnh: Reuters. |
Phát biểu trong cuộc gọi với các nhà đầu tư, Giám đốc Tài chính của Intel, David Zinsner, cho biết hoạt động kinh doanh của công ty giờ đây sẽ có quan hệ khách hàng - nhà cung cấp với khối sản xuất sắp tách ra.
Intel vẫn chưa công bố tên các khách hàng mới ngoài nguồn cầu nội bộ. Một phần trong kế hoạch cải thiện tình hình kinh doanh của Intel là việc cung cấp dịch vụ sản xuất chip cho những doanh nghiệp khác, bao gồm cả đối thủ cạnh tranh của công ty này.
Dựa trên mô hình trên, Intel sẽ trở thành nhà đúc chip lớn thứ 2 thế giới với doanh thu từ hoạt động sản xuất đạt hơn 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Kinngai Chan của công ty Summit Insights Group, con số này vẫn còn kém xa so với doanh thu của tập đoàn TSMC - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, dự kiến đạt gần 85 tỷ USD vào năm 2024.
Dù tuyên bố sẽ tách hoạt động sản xuất ra thành một thực thể kinh doanh riêng biệt, Intel vẫn chưa công bố kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất chip của công ty. Điều này khiến cổ phiếu của doanh nghiệp Mỹ giảm khoảng 5% sau tuyên bố hôm 21/6.
"Về cơ bản, phát biểu của Intel hôm 21/6 có ý nói rằng hoạt động sản xuất của công ty không có quy mô đủ lớn. Tình trạng này có thể sẽ tồn tại trong một thời gian khá dài trước khi hoạt động sản xuất được mở rộng", ông Chan nhận định.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.