Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tập đoàn' xe ôm vui tính Bách Khoa

Ở ĐH Bách khoa Hà Nội có một “tập đoàn” đặc biệt, lĩnh vực hoạt động là xe ôm. Nhân viên đồng thời là ông chủ, mục tiêu hướng tới nụ cười trên những cung đường

Lập bảng giá dựa vào ý kiến của sinh viên

Trước Tết Nguyên đán 2015, Nguyễn Mạnh Tùng (Kỹ thuật hóa học K59, ĐH Bách khoa Hà Nội) bắt đầu ý tưởng thành lập nhóm sinh viên chạy xe ôm để phục vụ các bạn có nhu cầu về quê. 

Tối đó, về nhà, Tùng đăng status về ý tưởng này vào group của sinh viên Bách khoa trên Facebook và bất ngờ khi status này nhanh chóng có tới gần 300 lượt thích và 150 bình luận. Mọi người đều rất ủng hộ ý tưởng của Tùng và ngay lập tức, Tùng có những khách hàng đầu tiên.

“Mấy ngày đầu, dịch vụ xe ôm của mình phát triển rất mạnh, nhiều bạn nhắn tin, đặt trước dịch vụ cả tuần. Lịch chạy xe ôm của mình liên miên đến tận 27, 28 Tết”, Tùng kể.

Thành viên của Xe ôm vui tính Bách khoa.
Thành viên của xe ôm vui tính Bách khoa.

Chân dung thần đồng 17 tuổi làm việc cho NASA

Mới 17 tuổi nhưng Moshe Kai Cavalin đã có hai bằng đại học, từng xuất bản sách và làm việc cho Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Thấy rằng, một mình không làm hết được việc, Tùng đăng thêm status để thành lập đội xe ôm sinh viên Bách khoa, hoạt động chuyên nghiệp, nhằm phục vụ nhiều khách hơn và linh động được về thời gian.

Cơ chế tuyển chọn đầu tiên là phải có… xe máy, giấy phép lái xe, giấy tờ đầy đủ. Tiếp theo là nhiệt tình, vui tính và quan trọng nhất là không đặt nặng vấn đề thu nhập. Sau status này, Tùng tìm được 6 sinh viên đang học Bách khoa từ năm thứ nhất đến năm cuối.

“May mắn là tất cả các bạn ấy đều rất nhiệt tình. Mục tiêu đầu tiên của chúng mình là giúp đỡ nên có bạn còn định chạy miễn phí, chỉ để trải nghiệm. Tuy nhiên, để duy trì được hoạt động lâu dài, nhóm quyết định sẽ tính chi phí cho các lần di chuyển nhưng tinh thần chung vẫn là giúp đỡ và tình nguyện”, Tùng nói.

Nguyễn Mạnh Tùng là người sáng lập “tập đoàn” Xe ôm vui tính Bách khoa.
Nguyễn Mạnh Tùng là người sáng lập “tập đoàn” xe ôm vui tính Bách khoa.

Do là dịch vụ xe ôm giá rẻ, vui vẻ, giúp đỡ nhiệt tình, lại ra đời trong thời điểm nóng về nhu cầu đi lại nên dù không quảng cáo nhiều, số lượng thành viên đăng ký tham gia group Xe ôm vui tính Bách khoa vẫn tăng đều đặn, số khách hàng thực cũng đông hơn.

Tùng kể: “Mức giá 4.000 đồng/km là mình lấy theo số đông bình luận của mọi người chứ cũng không tham khảo giá thị trường. Sau một thời gian hoạt động, mình mới biết, giá thị trường là khoảng 6.000 đồng/km và còn tùy khả năng mặc cả của người đi xe. Việc tính giá cước của nhóm mình dựa trên quãng đường được đo bằng Google Maps.

Mình thấy, đo theo cách này là khá chính xác. Lúc khách gọi, bảo đi từ đâu đến đâu, bọn mình tra trước để báo giá, cũng như xem cung đường sẽ đi. Khách hàng có thể kiểm tra trước quãng đường. Hơn nữa, ban đầu, bọn mình cũng chưa biết hết đường, lỡ đi lạc, lòng vòng, mà tính tiền theo công tơ mét thì rất thiệt thòi cho khách”.

Xe ôm cho khách… vay tiền

Công việc được chia nhỏ ra cho mọi người. Khách liên hệ trực tiếp với “xế”, nếu thành viên nào không đảm nhận được, sẽ có thành viên khác đi thay. Công việc của trưởng nhóm như Tùng là gắn kết các thành viên lại thành một tập thể. Thỉnh thoảng, nhóm vẫn tổ chức gặp gỡ để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng cho công việc xe ôm.

Khách hàng của nhóm đa phần là sinh viên, đặc biệt là từ các trường trong khu vực, như: Bách khoa, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng, Ngân hàng, Y Hà Nội… Mọi người thường di chuyển đến các bến xe là chủ yếu.

Điều đặc biệt nhất của nhóm Xe ôm vui tính Bách khoa là: Với ai có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị mất ví, cuối tháng hết tiền… thì có thể thông báo cho xe ôm để được giảm giá 50%.

“Đợt giáp Tết, có một em nhắn tin qua Facebook: “Sáng mai, 11h anh có thể chở em từ ký túc xá ra bến xe được không? Cuối năm, em hết tiền, anh miễn phí cho em nhé. Em cảm ơn!”. Sáng hôm sau, gặp mặt, mình thấy đồ đạc bạn ấy chẳng có gì, về quê mà có mỗi cái balô nhỏ.

Mình đưa bạn ấy ra bến xe, hỏi mới biết là sinh viên năm thứ nhất, quê Nam Định, cuối năm, cần đủ thứ tiền mà không biết cách chi tiêu hợp lý nên nhẵn túi. Lúc đó, đã 11h trưa, bạn ấy nói, vẫn chưa được ăn uống gì và bảo là sau Tết sẽ trả mình tiền xe ôm.

Mình thấy tội tội, trong túi có hơn 70.000 đồng, bèn lấy ra đưa hết để bạn ấy về quê. Như vậy là mình chạy xe ôm cả buổi sáng mà chẳng được đồng nào nhưng lòng lại thấy lâng lâng, vui khó tả”, Tùng nhớ lại.

Đến nay, sau gần một năm thành lập, các thành viên của Xe ôm vui tính Bách khoa đã chạy cả nghìn chuyến xe. Có đợt nghỉ lễ 4, 5 thành viên của nhóm chạy cả chục chuyến mỗi ngày. Nhiều khi, có những cuộc gọi từ 4h sáng hay những hôm mưa rét, những ngày nắng nóng 40 độ C … các “xế” vẫn cố gắng hoàn thành công việc.

Tùng bảo, hoạt động xe ôm theo nhóm thế này có lợi thế là có thể giúp đỡ lẫn nhau. Vì là sinh viên nên nhiều khi khách gọi thì vẫn trên giảng đường, có hôm thì ở quê, có việc bận… nên sẽ nhờ anh em trong nhóm chạy thay.

Tùng cười nói: “Thu nhập từ công việc xe ôm này không quá nhiều nhưng cũng giúp chúng mình có tiền để trang trải một phần đời sống. Thành công lớn nhất của nhóm trong gần một năm qua là giúp đỡ được nhiều người, mang lại niềm vui cho họ trên những cung đường. Đặc biệt, đây là một trải nghiệm rất thú vị, một công việc làm thêm có lương mà mọi thành viên đều được làm… ông chủ”.

Nghề làm nhân tượng của giới trẻ Sài Gòn

Sơn màu lên đầy mình và đứng không nhúc nhích 45 phút biểu diễn là công việc khó nhưng có thu nhập tốt, khiến nhiều bạn trẻ ở TP HCM tham gia làm thêm trong quá trình học tập.

http://svvn.vn/tap-doan-xe-om-vui-tinh-bach-khoa-2/

Theo Hồng Giang/Sinh Viên Việt Nam

Bạn có thể quan tâm